Còn nhiều câu hỏi chưa hồi đáp sau kết quả chấm thẩm định thi KHKT Quốc gia

Sau những “nghi vấn” về cuộc thi thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia Bộ GD&ĐT đã tiến hành chấm thẩm định một số dự án khoa học cũng như trả lời báo chí trong cuộc họp báo quý I năm 2019. Tuy nhiên, đại diện Bộ GD&ĐT vẫn chưa giải đáp hết những nghi vấn xung quanh cuộc thi này.

Ngày 27/3, Infonet tiếp tục nhận được đơn kiến nghị của ông N.T.S và N.V.T - phụ huynh của các học sinh tham gia cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2018 – 2019 khu vực phía Bắc.

Trong kiến nghị này ông N.T.S cho hay: “Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia thì tính sáng tạo - thể hiện sự đóng góp của chính tác giả cho lĩnh vực nghiên cứu là vô cùng quan trọng, chiếm đến 20 điểm trên tổng số 100 điểm.

Nó thể hiện nỗ lực và tri thức của học sinh nhưng tại cuộc thi khoa học lớn nhất toàn quốc dành cho học sinh trung học, tiêu chí này lại bị phớt lờ, không hề được thẩm định, đánh giá chính xác.

Điều này thể hiện qua sự thật không thể chối cãi rằng có đến 5/15 giải Nhất, 10 giải Nhì và 4 giải Ba có giải pháp, kết quả trùng lặp với các sản phẩm, nghiên cứu trước, không hề có sự cải tiến, đột phá riêng (thể hiện rất rõ trên poster).

Sự đóng góp mới của riêng học sinh trong các đề tài này là hoàn toàn không có. Ví dụ: Sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng gối thông minh Dream Pillow trong hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ” là sự sao chép rẻ tiền của những sản phẩm gối thông minh đã có sẵn trên thị trường như ZEEQ Smart Pillow (có khả năng theo dõi, phát hiện và hỗ trợ giấc ngủ - phát nhạc ru, chỉnh nhiệt độ, phát mùi hương giúp người dùng thoải mái, dễ ngủ hơn, theo dõi và điều chỉnh việc ngáy, tạo rung theo nhịp thở thiền 4, 7, 8,…).

Sản phẩm này không chỉ không có đột phá hay thay đổi so với các sản phẩm hiện hành, mà còn kém hơn về chất lượng rất nhiều. Dù vậy, sản phẩm trên vẫn được qua vòng kiểm duyệt đề tài ban đầu, được cấp phép tham gia dự thi, thậm chí đạt giải Nhất lĩnh vực.

Dù trong kiến nghị của phụ huynh học sinh đã nhắc đến nhiều đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cùng với bằng chứng cho sự sao chép, lặp lại các nghiên cứu đã công bố, nhưng Bộ GDĐT lại chỉ thẩm định lại 2 đề tài đạt giải Nhất của lĩnh vực Kĩ thuật cơ khí và 2 giải đề tài đạt giải Nhất của lĩnh vực Xã hội hành vi.

Điều này khiến phụ huynh nghi ngờ rằng công tác thẩm định hồ sơ dự thi và phê duyệt hồ sơ đủ điều kiện dự thi đã được tiến hành một cách thiếu trách nhiệm và không đầy đủ.

Trước đó, khi trả lời báo chí, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết “Hội đồng chấm thẩm định là hoàn toàn độc lập không trùng lặp với ban giám khảo”, tuy nhiên thông tin về Hội đồng này không hề được công khai đã khiến phu huynh cho rằng kể cả quá trình chấm thẩm định cũng “thiếu minh bạch”.

Đó là chưa kể theo Thông tư số Điều 17 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT, quy trình chấm thi một dự án gồm 2 phần với tổng số điểm là 100: Chấm thi thông qua hồ sơ dự án và đánh giá thông qua gian trưng bày, trả lời phỏng vấn.

Tuy nhiên ở lần thẩm định đề tài này, việc thẩm định lại chỉ đơn thuần dựa vào quyển báo cáo dự án mà các em học sinh đã nộp. Việc chấm thông qua hồ sơ dự án bao gồm chấm Câu hỏi hoặc vấn đề nghiên cứu (10 điểm), Kế hoạch và phương pháp nghiên cứu (15 điểm), Thực hiện kế hoạch nghiên cứu (20 điểm).

Tổng điểm ở phần chấm báo cáo chỉ gồm có 45 điểm. Vậy còn hơn nửa số điểm, Bộ đã thẩm định bằng cách nào? Các tiêu chí đặc biệt quan trọng như Tính sáng tạo, Gian trưng bày (thiết bị, mô hình thực tế, khả năng ứng dụng của sản phẩm, …), Trả lời phỏng vấn (sự hiểu biết của học sinh về vấn đề nghiên cứu, khả năng thuyết trình, khả năng bảo vệ đề tài, …) chiếm đến 55/100 điểm, Bộ và Hội đồng đã đánh giá qua các tiêu chí và phương pháp nào khác?

Hơn nữa, theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học thì “việc chấm thi các công trình khoa học kỹ thuật này, ngoài việc chấm kết quả sau cùng, còn chấm cả quá trình nghiên cứu của học sinh. Quá trình chấm có 3 tiêu chí rõ ràng, về mục tiêu, thiết kế, phương án giải quyết vấn đề để thực thi”.

Tuy nhiên, quyển báo cáo cũng chỉ là kết quả dù không phải là cuối cùng, là nơi các em phần nào thể hiện được sản phẩm của mình để BGK thẩm định đề tài. Vậy, chỉ qua quyển báo cáo, Bộ GDĐT đã thẩm định quá trình nghiên cứu của các em học sinh như thế nào?

 Đặc biệt, với các đề tài kỹ thuật, khi không có mô hình hay sản phẩm trưng bày, làm thế nào để Hội đồng thẩm định có thể đánh giá đề tài một cách chính xác? Liệu Bộ đã đánh giá cả một quá trình nghiên cứu nhiều tháng của các em học sinh qua quyển báo cáo như thế nào trong khi trong hồ sơ dự án không hề có nhật ký nghiên cứu hay bản kế hoạch nghiên cứu kèm theo?

Dự án đạt giải nhất lĩnh vực cơ khí

Đó là chưa kể ở lần thi phỏng vấn tại gian hàng, nhiều đề tài không hề thể hiện quá trình, mục tiêu và thiết kế nghiên cứu cũng như quá trình thu thập xử lý dữ liệu của dự án ở poster.

Đáng chú ý nhất chính là 2 đề tài được giải Nhất lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, 2 poster này chỉ bao gồm ảnh các học sinh ở sân trường và các thiết kế cơ khí cơ bản. Hoàn toàn không hề có số liệu minh chứng cũng như không hề có dẫn chứng, cơ sở khoa học rõ ràng nào.

Dường như 2 poster này đang nhấn mạnh tầm quan trọng của “hình ảnh chính chủ” chứ không thể hiện được gì thêm về tính khoa học của dự án. Dù đã có khá nhiều hình ảnh sản phẩm ở trên poster tuy nhiên, các dự án này lại không hề có bằng chứng gì cho khả năng hoạt động và khả năng ứng dụng của đề tài vào thực tế.

Nếu các đề tài khoa học khác cùng học theo các dự án đạt giải nhất lĩnh vực này thì có thể nào, trong tương lai, cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia sẽ trở thành hội chợ trưng bày hình ảnh sản phẩm và bản thân?

Một vấn đề nữa là Bộ đã quy định chi tiết những vật không được phép trưng bày tại cuộc thi. Trong đó, nêu rõ rằng phần thưởng, huy chương, danh thiếp, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận (đồ họa hay bằng văn bản), trừ những thứ thuộc dự án do các tác giả tự thiết kế đều không được trưng bày.

Dù trong quy chế đã nêu rõ nhưng có đến hơn 50 đề tài vẫn để logo trường, cờ,... ở trên poster và BTC cũng không hề có động thái xử lý vi phạm.

Một số dự án vi phạm thông tư vẫn được cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu qui định về gian trưng bày

Các dự án trên dù vi phạm quy chế nhưng vẫn được cấp phép tham dự cuộc thi, thậm chí đạt giải cao trong lĩnh vực. Rốt cuộc, quá trình thẩm định, đánh giá đề tài trước khi thi có cẩn thận, chính xác, khách quan và đúng quy định như đã nêu ra bởi chính Bộ GDĐT?  

Là một cuộc thi khoa học tầm cỡ quốc gia tuy nhiên cuộc thi lại vi phạm quá nhiều quy chế do chính Bộ GDĐT đưa ra. Từ việc thẩm định dự án trước khi tổ chức thi đến cả quá trình thẩm định sau khi thi. Vậy rốt cuộc các quy định được nêu ra ở Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT và Thông tư 32/2017/TT-BGDĐT có còn hiệu lực với kỳ thi này nữa hay không?

Infonet sẽ tiếp tục thông tin về sự việc!

Hoàng Thanh
Từ khóa: cuộc thi Khoa học kĩ thuật cấp quốc gia khu vực phía Bắc chấm thẩm định đề tài khoa học dự án khoa học Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Xuân Thành Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học

Nữ sinh Hà Nội xinh đẹp trúng tuyển đại học hàng đầu châu Á

Nộp hồ sơ vào đại học của Singapore, nơi vốn đề cao các thành tích học thuật nhưng Hà Linh tự nhận điểm số của mình không quá xuất sắc. Vì thế, nữ sinh cố gắng thuyết phục hội đồng tuyển sinh bằng cách thể hiện các ưu điểm ở con người mình.

'Hình phạt của cô giáo thay đổi cả cuộc đời tôi'

Thay vì đình chỉ học tạm thời hay yêu cầu những học sinh phạm lỗi viết bản kiểm điểm, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu tôi tưới cây mỗi ngày.

Cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' ngày càng đẹp và sexy

Quỳnh Kool - cô giáo Nguyệt 'Chúng ta của 8 năm sau' được khen ngày càng xinh đẹp, vóc dáng chuẩn và eo thon hơn trước.

Bi hài cho con học năng khiếu ngày hè: 2 năm chơi được 'nhõn' 2 bản nhạc

Kỳ nghỉ hè luôn là quãng thời gian yêu thích đối với học sinh. Tuy nhiên, làm thế nào để các con có một kỳ nghỉ hè bổ ích, đúng nghĩa sau một năm học căng thẳng vẫn là điều băn khoăn của không ít phụ huynh.

Cuộc đua khốc liệt vào lớp 10: Con ôn thi, cả nhà phải ‘đi nhẹ, nói khẽ’

Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay tiếp tục "tăng nhiệt" khi số thí sinh tăng, tỷ lệ chọi cao. Đồng hành cùng con trong kỳ thi này, nhiều phụ huynh thừa nhận, họ áp lực hơn cả thí sinh.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nữ sinh Nghệ An hỏi cách nói giọng Bắc, MC Khánh Vy xử trí bất ngờ

Một nữ sinh người dân tộc ở Nghệ An đã hỏi MC Khánh Vy cách làm sao để có thể nói giọng Bắc hay, qua đó giúp bản thân tự tin hơn tại ngày hội sinh viên các dân tộc do trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức mới đây.

'Nói không' với trung tâm, mẹ dạy từ số 0 đến thuyết trình tiếng Anh trôi chảy

Vì tính chất công việc bận rộn, chị Huyền từng có ý định gửi gắm con vào các trung tâm tiếng Anh. Nhưng tham khảo nhiều nơi, không có lộ trình nào khiến chị cảm thấy phù hợp. Cuối cùng, bà mẹ này quyết định tự đồng hành cùng con tại nhà.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

Đang cập nhật dữ liệu !