"Con ngựa thành Troia" S-400 giúp Nga phá vỡ bố cục của Mỹ và NATO

Hợp đồng S-400 đình đám với Thổ Nhĩ Kỳ của Nga đã làm người Mỹ "sửng sốt" và tăng cường tìm biện pháp đối phó, hợp đồng này có nguy cơ làm cho sự bố trí của Mỹ và NATO nhằm vào Moscow trong nhiều năm qua hoàn toàn đổ vỡ.

Theo báo cáo ngày 9/4 của tạp chí Các vấn đề phòng vệ quốc tế Georgetown (Mỹ), từ trước đến nay, Nga vẫn luôn duy trì ảnh hưởng mạnh mẽ trong thị trường vũ khí ở Đông Âu. Trong thời kỳ Liên Xô, Moscow không chỉ cung cấp vũ khí cho các đồng minh của Khối Warszawa, mà còn hỗ trợ các nước này sản xuất vũ khí của riêng họ. Sau khi Khối Warszawa tan rã, nhiều vũ khí khác của Liên Xô vẫn còn trên lãnh thổ của các thành viên cũ và cũng theo các nước này gia nhập NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống S-400 của Nga làm cho NATO "phát hoảng". Nguồn: Sina.

Năm 1991, Nga tiếp tục mở rộng “dấu chân” quân sự ở châu Âu, mặc dù Nga dưới sự lãnh đạo của cựu Tổng thống Boris Yeltsin, đã tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, nhưng Yeltsin vẫn không chấp nhận đề nghị gia nhập liên minh. Nga đã từng bước thâm nhập thị trường quốc phòng châu Âu bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Slovakia. Tuy nhiên, bất chấp sự tồn tại của Nga, các nước Đông Âu vẫn mua thiết bị phương Tây và tích hợp một số hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất vào thiết bị NATO để làm cho quân đội của các nước này và NATO dễ tương tác hơn.

Sau cuộc xung đột Nga - Ukraine năm 2014, các quốc gia Warszawa trước đây bắt đầu lên kế hoạch ngừng hoàn toàn liên lạc với các nhà sản xuất thiết bị quân sự Nga. Tuy nhiên, việc thiếu tiền để mua thiết bị mới của phương Tây, khó khăn trong việc phát triển vũ khí mới và những lo ngại về việc phá hủy ngành công nghiệp quốc phòng đã khiến các nước Đông Âu mở rộng phạm vi sử dụng phần cứng quân sự kiểu Liên Xô.

EU mặc dù đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí, cấm nhập khẩu thiết bị quân sự của Nga, nhưng vẫn cho phép việc chuyển giao vũ khí theo hợp đồng đã ký trước năm 2014 và việc nhập khẩu phụ tùng hoặc dịch vụ sửa chữa cho các thiết bị quân sự đã ký với Nga trước lệnh trừng phạt. Kết quả là, một số công ty quốc phòng Nga tiếp tục tiến hành sửa chữa và hiện đại hóa các vũ khí Liên Xô trong kho vũ khí của các nước thành viên Warszawa.

Mỹ đã dừng hợp đồng F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ do việc mua sắm S-400. Nguồn: Sina.

Các thỏa thuận vũ khí giữa các quốc gia thành viên NATO và Nga chủ yếu là vũ khí thông thường. Hợp đồng tên lửa phòng không S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là hợp đồng vũ khí hiện đại nhất mà Nga ký kết với thành viên NATO. Hệ thống vũ khí chiến lược này có tính chất độc đáo và đã vượt ra ngoài phạm vi chuyển giao vũ khí thông thường. S-400 được thiết kế để phát hiện và theo dõi các máy bay tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ.

Hệ thống được cấu tạo từ radar tiên tiến và nhiều tên lửa hiện đại, có thể theo dõi và tiêu diệt mục tiêu ở khoảng 240 km, và đánh chặn tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 60 km. Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng lý do mua hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga là vì Washington không cung cấp cho Ankara hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot. Quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ khiến NATO lo lắng vì Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò chủ chốt trong việc phòng thủ phía nam của liên minh.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua sắm hệ thống tên lửa đất đối không S-400 tiên tiến của Nga, đã tăng cường sức mạnh quân sự của Ankara, nhưng làm suy yếu cam kết của NATO trong việc loại bỏ sự phụ thuộc vào thiết bị quân sự của Nga, điều này mang lại rủi ro và bất ổn cho an ninh khu vực. Mặc dù nhiều thành viên của liên minh này đang sử dụng vũ khí của Nga, nhưng NATO vẫn phải phản đối quyết định mua S-400 của Ankara vì S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ của NATO, đồng thời khả năng mạnh mẽ và tính linh hoạt của hệ thống này sẽ khiến Nga có ảnh hưởng lớn hơn trong NATO.

Là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng nhiều vũ khí của phương Tây. Nguồn: Sina.

Những tên lửa của S-400 có thể can thiệp vào khả năng tương tác của các lực lượng NATO và làm suy yếu sự hợp tác của Ankara cùng các đồng minh khác, vì radar của hệ thống này sẽ cho phép thu thập thông tin tình báo của F-35 và có được dữ liệu nhạy cảm từ mạng thông tin của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ (nếu hệ thống S-400 được liên kết với mạng thông tin của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trong tương lai). Ngoài ra, các chuyên gia Nga cũng có thể cài đặt hệ thống tự thu thập thông tin nhạy cảm trên hệ thống này trong ít nhất một năm.

Trong khu vực, quyết định sử dụng S-400 của Ankara có thể tạo ra nguy cơ lỗi tính toán và không kết nối hệ thống giữa các quốc gia. Những rủi ro này chắc chắn sẽ làm xấu đi mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với một số đồng minh NATO, bao gồm cả khả năng Mỹ chuyển các cơ sở quân sự và vũ khí hạt nhân của họ tại Căn cứ Không quân Incirlik sang các nước khác.

Ngoài việc cản trở sự hợp tác giữa NATO và Thổ Nhĩ Kỳ, việc mua S-400 của Ankara cũng hoàn toàn trái với định hướng hiện tại của NATO và đại diện liên minh này đã nhắc lại cam kết loại bỏ sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Mỹ gần đây đã phát triển Chương trình khuyến khích tái cấp vốn châu Âu (ERIP) để giúp các nước như Hy Lạp, Slovakia, Albania, Bosnia, Croatia và Bắc Macedonia thoát khỏi chuỗi cung ứng công nghiệp quốc phòng Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Nguồn: Sina.

Tuy nhiên, quyết định mua sắm của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm giảm hiệu quả của chương trình này, cũng tạo ra tiền lệ, khuyến khích các nước khác mua các sản phẩm quốc phòng của Nga đồng thời tạo ra căng thẳng trong liên minh, từ đó làm suy yếu các nỗ lực của NATO và Mỹ trong việc loại bỏ các sản phẩm quốc phòng của Nga. Ngoài ra, các chiến thuật và phương hướng của Nga đối với các thành viên NATO như Hungary, Italy đã cho phép Moscow phát triển một thế cục chiến lược mới. Điều này có thể ngăn NATO hỗ trợ các lệnh trừng phạt của Mỹ và tạo ra một phản ứng thống nhất đối với Ankara. Ví dụ, Tổng thống Nga Putin đã tăng sự phụ thuộc của Italy vào dầu khí Nga. Tương tự, Moscow cũng hoan nghênh Budapest tham gia dự án đường ống dẫn khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu tình trạng này không được giải quyết, nó có thể trở thành thách thức lâu dài đối với NATO.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga đã chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây có những xung đột lợi ích nghiêm trọng. Ankara có thể mở rộng chính sách và tìm cách trở thành một cường quốc độc lập trong khu vực, nhưng vì sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với NATO trong việc đảm bảo an ninh, công nghệ quân sự, công cụ ngoại giao và năng lực toàn cầu, nên Thổ Nhĩ Kỳ cũng không hy vọng thoát khỏi mối quan hệ liên minh với NATO trong tương lai gần.

Do sự thay đổi trong đường hướng chính trị của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, sự ảnh hưởng của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ đã chịu nhiều hạn chế. Tuy nhiên, sự suy giảm trong tình hình kinh tế và nhu cầu vay vốn của Thổ Nhĩ Kỳ lại là công cụ để Mỹ “quản lý” mối quan hệ giữa hai nước và giảm bớt căng thẳng. Nhưng với hợp đồng S-400, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngừng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực khác, từ đó dần hạn chế sự ảnh hưởng của Mỹ đối với Ankara. Có thể nói, hợp đồng S-400 được ví như “con ngựa thành Troia” làm tiền đề để Nga đảo ngược thế cục mà Mỹ và NATO đã nhiều năm bố trí.

Đức Trí (lược dịch)

Hành khách cố mở cửa thoát hiểm máy bay giữa trời, bị bắt ngay khi hạ cánh

ẤN ĐỘ - Tờ The Times of India đưa tin, một người đàn ông 29 tuổi đã bị bắt sau khi cố gắng mở cửa thoát hiểm máy bay giữa không trung.

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Thủ tướng Israel phẫu thuật tim

Lúc 1h sáng nay (23/7), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo trên Twitter rằng ông sẽ trải qua một ca phẫu thuật tim trong đêm để lắp máy điều hòa nhịp tim.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Trực thăng lao xuống hồ ở Mỹ, toàn bộ hành khách thiệt mạng

Cả phi công và 3 hành khách trên chiếc trực thăng lao xuống một hồ nước nông ở vùng North Slope thuộc bang Alaska, Mỹ được xác định đã tử vong.

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !