Con bị điểm liệt môn văn, tôi hết sức đau lòng, trăn trở

Để môn ngữ văn sống lại thời hoàng kim thì người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy.
Thống kê của Bộ GD&ĐT khi công bố điểm thi THPT quốc gia 2019 thì môn ngữ văn dẫn đầu số thí sinh bị điểm liệt (từ 1 điểm trở xuống) với 1.265 em. Đó là một nỗi buồn to lớn đối với những người đang công tác ngành giáo dục, giáo viên ngữ văn và nhất là những phụ huynh có con em rơi vào trường hợp đó. Dù đây là một trong hai môn học chính (môn còn lại là toán) ở bậc phổ thông nhưng dường như các em không quan tâm, chú trọng để đến khi thi thì chẳng biết phải làm gì, thành ra bị điểm liệt.
Là một phụ huynh có con bị điểm liệt môn ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi, tôi hết sức đau lòng và trăn trở.

Tiết dạy văn bản Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê) tại Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM được học sinh yêu thích khi tự các em tạo mô hình đường Trường Sơn, hang đá giữa rừng... Giáo viên thì lồng ghép thành công thiết bị dạy học thông minh (tivi thông minh và máy tính bảng). Ảnh: CTV



Có rất nhiều yếu tố để dẫn đến nguyên nhân môn ngữ văn bị điểm liệt cao nhất. Trong đó, người đứng lớp cũng cần phải nhìn lại phương pháp giảng dạy.

Bởi cái thời mà tôi và những người đồng trang lứa còn ngồi ghế nhà trường thì môn ngữ văn không tệ đến thế. Học trò say mê học văn và thường sử dụng những câu nói, câu thơ của các tác giả trong và ngoài nước để đưa vào lưu bút, nhật ký hoặc trong giao tiếp… Dù bạn đó có mê ban A đi chăng nữa khi trả bài và kiểm tra môn ngữ văn thì thấp nhất cũng được 4 điểm.

Bởi vì sao? Vì ngày đó chúng ta không bị chi phối bởi công nghệ. Trong chiếc cặp học trò lúc nào cũng có một quyển sách (thơ, triết lý, truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp bút...) để rảnh là mang ra đọc ngấu nghiến. Thậm chí học trò cạnh tranh với nhau trong từng quyển sách khi mượn ở thư viện trường, thuê ở quầy sách báo. Ai cũng muốn mình là người đọc trước tiên với cảm giác nôn nóng, thích thú, say mê.
Còn bây giờ, học trò chú tâm vào game trên điện thoại, máy tính nên lười đọc sách báo, thành ra thiếu tính góp nhặt ý tưởng, câu chữ, tư duy để làm nên một bài nghị luận xã hội, bài phân tích tác phẩm hay. Cũng có nhiều em đọc sách điện tử cho tiện, gọn nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sách điện tử chỉ để tham khảo hơn là đọc giúp nhớ dai, say mê, tư duy.

Vì vậy, để môn ngữ văn sống lại thời hoàng kim thì người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Chúng ta không thể cấm các em ngừng chơi công nghệ (vì nó có rất nhiều lợi ích thiết thực) nhưng chúng ta có thể cân bằng, hòa hợp. Nên vận dụng mạng xã hội để mở một hội nhóm kín của lớp về văn học nhằm giao lưu, thảo luận, vui chơi. Giới trẻ bây giờ đều có một trang Facebook cá nhân nên rất tiện lợi sinh hoạt theo phương pháp này. Từ đấy lồng ghép các bản nhạc có yếu tố văn học tân thời như hiện nay như Bánh trôi nước, Để Mị nói cho mà nghe (Hoàng Thùy Linh); những audio về văn học có giọng đọc truyền cảm; hay những truyện được đồ họa hoạt hình sinh động… Vừa học vừa chơi sẽ giúp các em thích thú, say mê.

Đừng giảng chay mà cần nhờ đến máy chiếu để lồng hình ảnh, clip vào đó cho linh động. Tất nhiên giáo viên cần phải nghiêng cứu ý thích của học sinh lớp mình để từ đó có cách soạn giáo án tối ưu nhất. Không nên giảng dạy theo phương pháp đọc-chép kiểu cũ mà phải nghe-hiểu. Chỉ có hiểu mới giúp học sinh nhớ lâu và làm bài tập làm văn tốt; còn học thuộc lòng thì sẽ dẫn đến rập khuôn trong cách làm bài, thui chột sự sáng tạo. Cần khuyến khích học sinh mua một quyển từ điển tiếng Việt (của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam) để khi cần từ nào đó thì tra ngay để viết bài đúng chính tả, thêm vào những từ đồng nghĩa mới cho bài văn có sức sống lạ, chuẩn mực, bay bổng.

Tôi được biết có giáo viên còn dùng phương pháp trò chơi ô chữ văn học, đố câu ca dao, tục ngữ rất là thú vị. Dù kiến thức sơ đẳng đó vận dụng vào phần nghị luận tập làm văn không nhiều nhưng sẽ là tiền đề để các em yêu thích môn ngữ văn hơn, chịu khó nghiên cứu, tìm tòi hơn. Từ đó mới giúp các em học và làm bài tốt. Giáo viên cũng có thể tổ chức những tiết ngoại khóa, sinh hoạt nhóm có liên quan đến văn học như thăm thư viện, bảo tàng, thăm nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học (nếu có điều kiện)... để các em có những bài học thực tế sinh động hơn.

Ngoài ra, giáo viên bộ môn ngữ văn cần phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để nắm rõ tình hình học tập ngữ văn của các em khi ở nhà, đồng thời khuyến khích phụ huynh mua những quyển sách hay về cho con em đọc. Sách nên có lồng hình ảnh vào để học sinh không ngán, bởi tuổi trẻ thời nay thường ấn tượng hình ảnh trước rồi mới đọc đến nội dung.

Theo PLO


Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Đang cập nhật dữ liệu !