Có thể giảm một nửa số ngân hàng

Cả nước có thể chỉ cần 30-40 ngân hàng, nhưng với quy mô đủ lớn, thì vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn.

Nếu Southern Bank và Sacombank sáp nhập thành công, cả nước vẫn còn tổng cộng 62 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo PGS - TS Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cả nước có thể chỉ cần 30-40 ngân hàng, nhưng với quy mô đủ lớn, thì vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Số lượng ngân hàng nội địa đang giảm dần trong quá trình sáp nhập, vậy theo ông, liệu việc giảm số lượng ngân hàng có ảnh hưởng đến cung ứng vốn cho nền kinh tế?

Hiện cả nước có 62 ngân hàng. Ngoài Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Hợp tác xã còn có 39 ngân hàng thương mại cổ phần, 14 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 6 ngân hàng liên doanh.

Có thể giảm một nửa số ngân hàng - ảnh 1

Rất khó xác định cần bao nhiêu ngân hàng để đáp ứng kịp thời và đầy đủ vốn cho nền kinh tế, bởi còn phụ thuộc vào quy mô của từng ngân hàng, cũng như của cả hệ thống ngân hàng.

Nếu quá trình sáp nhập tiếp tục diễn ra, cả nước chỉ còn khoảng 30-40 ngân hàng, nhưng với quy mô đủ lớn, đặc biệt là có chi nhánh rộng khắp cả nước, thì vẫn bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Ngược lại, nếu chúng ta có cả trăm ngân hàng, nhưng quy mô ngân hàng nhỏ và chỉ tập trung khai thác ở những khu vực có điều kiện kinh tế phát triển, thì cũng không đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế và người dân.

GDP của Việt Nam mỗi năm một tăng nhanh, từ 104 tỷ USD năm 2010 lên mức 176 tỷ USD vào năm 2013 và dự kiến, tăng lên 186 tỷ USD vào năm 2014. Ông có cho rằng, thay vì sáp nhập, thì cần có giải pháp phát triển các ngân hàng hiện có để bảo đảm vốn, khi GDP đạt mức 250 - 300 tỷ USD?

Năm 2010, lần đầu tiên GDP của Việt Nam vượt mức 100 tỷ USD, thế mà trước đó cả nước có gần 100 ngân hàng với đủ mọi loại hình, nhà nước, cổ phần, liên doanh, 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hàng trăm quỹ tín dụng nhân dân.

Do số lượng ngân hàng quá lớn so với nhu cầu, nên đã dẫn tới tình trạng nhiều ngân hàng hoạt động rất yếu kém, buộc Chính phủ phải thực hiện tái cơ cấu.

Tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra quyết liệt chính là quá trình sàng lọc các ngân hàng yếu kém qua việc sáp nhập, hợp nhất một cách tự nguyện, gắn kết với nhau để nâng quy mô, nâng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng đang diễn ra là phù hợp với thực tế, đặc biệt là Chính phủ không sử dụng mệnh lệnh hành chính ép buộc sáp nhập, hợp nhất, mà chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch để cho các ngân hàng tự nguyện sáp nhập, hợp nhất, khi thấy có nhu cầu.

Sáp nhập chỉ là một trong những biện pháp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Vì vậy, tùy thuộc vào tình hình thực tế, bên cạnh việc sáp nhập tự nguyện, nếu cần thiết, Chính phủ có thể sử dụng ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank và MHB) tham gia mua cổ phần của ngân hàng cổ phần yếu kém, thậm chí có thể mua lại ngân hàng yếu kém để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, giảm số lượng ngân hàng xuống mức phù hợp.

Bởi trong tương lai gần, khi mà GDP gấp 2-3 lần hiện nay, nền kinh tế có lẽ cũng chỉ cần khoảng 30-40 ngân hàng, quan trọng là quy mô ngân hàng phải đủ lớn và có hệ thống chi nhánh bao phủ khắp cả nước.

Nhưng có một thực tế là, tại các đô thị lớn có quá nhiều chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, trong khi ở những địa bàn khó khăn thì lại vắng bóng, thưa ông?

Nhiều người cho rằng, ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội và TP.HCM có quá nhiều chi nhánh ngân hàng, cứ “ra phố là gặp ngân hàng”, có con phố có tới 4-5 chi nhánh.

Hiện tại, số lượng ngân hàng ở các đô thị có thể là nhiều, nhưng trong tương lai không xa, với tốc độ tăng trưởng GDP 5-7%/năm, thì số lượng ngân hàng chưa hẳn đã nhiều. Nhiều hay ít không nên tính toán trên phương diện số học, mà phải căn cứ trên cơ sở hệ thống ngân hàng có đáp ứng nhu cầu vay vốn, gửi tiền, sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn hay không.

Trong tương lai gần, hầu hết các dịch vụ thanh toán của xã hội đều phải qua hệ thống ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng, thì ngân hàng đóng vai trò như là thủ quỹ của nền kinh tế, của mỗi cá nhân trong xã hội. Khi đó, hệ thống chi nhánh ngân hàng, máy ATM... như hiện nay có thể chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu.

Có ý kiến cho rằng, việc sáp nhập chưa chắc đã làm cho ngân hàng mạnh lên, bởi sáp nhập chỉ là hình thức “hai người yếu nương tựa vào nhau”. Ông bình luận gì về ý kiến này?

Tôi không nghĩ như vậy. Về quy mô, ngân hàng sau sáp nhập chắc chắn sẽ lớn hơn cả về vốn lẫn mạng lưới (sau sáp nhập, Sacombank có vốn điều lệ 16.425 tỷ đồng và 564 chi nhánh, phòng giao dịch). Vốn và mạng lưới chi nhánh là 2 trong những vấn đề quan trọng nhất trong hoạt động ngân hàng, khi quy mô tăng sẽ tăng sức cạnh tranh sau khi sáp nhập.

Trước khi sáp nhập, trên cùng một địa bàn có 2 chi nhánh hoặc phòng giao dịch của 2 ngân hàng cạnh tranh lẫn nhau; còn tại hội sở chính, mỗi ngân hàng đều phải có đầy đủ ban bệ… Nhưng sau khi sáp nhập, sẽ giảm được một nửa, nên hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ cao hơn do tiết giảm được tối đa chi phí.

Theo Mạnh Bôn

baodautu.vn

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

TCA phân phối sản phẩm bảo hiểm FWD

Ngày 22/10/2024, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và Công ty Cổ phần TC Advisors (TCA) đã ký thoả thuận hợp tác, theo đó TCA trở thành Đại lý tổ chức phân phối sản phẩm bảo hiểm cho FWD Việt Nam.

Cơ hội trúng Iphone 16 ProMax cho chủ thẻ tín dụng quốc tế SHB

Từ nay đến 28/2/2025, SHB triển khai loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn với giải nhất là chiếc Iphone 16 ProMax trị giá 37 triệu đồng, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới 5 tỷ đồng.

Tiêu chí lựa chọn máy lọc nước chất lượng

Máy lọc nước là sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thường được sử dụng lâu dài trong nhiều năm. Người tiêu dùng thường ưu tiên lựa chọn máy lọc nước tốt, chất lượng và an toàn để cả gia đình an tâm sống khỏe.

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo trong giao dịch ví điện tử và giả mạo shipper

Từ thông tin cá nhân và mã OTP do nạn nhân cung cấp, đối tượng lừa đảo thực hiện liên kết ví điện tử với tài khoản ngân hàng, rút tiền về ví và chiếm đoạt tiền.

Chi 17.400 tỷ gom mua, hàng Vip và ‘quý tộc’ Trung Quốc về chợ Việt giá rẻ bèo

Các thương nhân, doanh nghiệp Việt đã chi ra khoảng 17.400 tỷ đồng trong 9 tháng qua để mua rau quả Trung Quốc. Theo đó, rau quả Trung Quốc được bày bán la liệt chợ Việt, hàng Vip và hàng “quý tộc” được bán với giá rẻ bèo.

Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.