Có 2kg gạo miễn phí, bữa cơm nhà nghèo thêm phần thịt, cá cho con

"Chừ có 2kg gạo hỗ trợ rồi thì dành số tiền hàng ngày mua gạo đi mua thêm thịt, cá… về cho con", người phụ nữ khắc khổ xúc động chia sẻ sau khi nhận gạo miễn phí từ "máy ATM" ở TP Huế.

Sáng nay (14/4), một nhóm thiện nguyện ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đã sử dụng 3 máy “ATM” phát gạo miễn phí, chia sẻ khó khăn với người dân nghèo trong thời gian gian cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Người dân nghèo gặp khó khăn đến nhận gạo miễn phí.

Ghi nhận của PV, từ sáng sớm, rất đông người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có mặt gần các cây ATM rồi xếp hàng theo thứ tự vào rửa tay diệt khuẩn, nhận gạo hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Ngoài ra, còn có nhiều tình nguyện viên đến hướng dẫn bà con đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, xếp hàng giãn cách 2m khi vào nhận gạo.

Những người khó khăn đến nhận hỗ trợ

Người dân tập trung xếp hàng chờ vào nhận gạo ở số 28 đường Nguyễn Tri Phương.

Tại "cây ATM" phát gạo ở Trường cao đẳng công nghiệp Huế (70 Nguyễn Huệ, phường Vĩnh Ninh, TP Huế), bà con đeo khẩu trang ngồi trên ghế nhựa xếp hàng dài hàng trăm mét để chờ vào nhận gạo. Bên ngoài, lực lượng chức năng TP Huế điều tiết giao thông, hướng dẫn bà con giữ khoảng cách trong khi chờ đợi.

Khu vực Trường cao đẳng công nghiệp Huế bố trí ghế ngồi cho người nghèo đến nhận gạo.

Ông Hoàng Đức (71 tuổi, trú xã Quảng An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cùng chiếc xe đạp cũ chuyên chở hàng tại chợ Đông Ba (TP Huế) chia sẻ: "Nghe anh em cùng làm nghề nói có các mạnh thường quân phát gạo miễn phí cho người nghèo nên tôi đến xem mình có được nhận không. Tôi bất ngờ nhận được 2kg gạo. Cám ơn các mạnh thường quân rất nhiều. Trong 2 ngày tới gia đình tôi sẽ có thêm tiền mua thức ăn để cải thiện".

Người dân xếp hàng đúng khoảng cách vào nhận gạo ở số 1 Hà Huy Tập (TP Huế).

Ngồi ở ghế đá sau khi nhận 2kg gạo tại "cây ATM” đặt ở Nhà thi đấu Trung tâm thể thao tỉnh Thừa Thiên – Huế (số 1 Hà Huy Tập, phường Xuân Phú, TP Huế), chị Trần Thị Cẩm Vân (trú phường Phú Bình, TP Huế) rơi nước mắt kể về hoàn cảnh gia đình. Chồng chị mất sớm, bản thân chị bị tàn tật 2 chân nên hàng ngày chỉ nhận thuê châm nón (làm nón Huế - PV) kiếm gần 100.000 đồng mỗi ngày nuôi đứa con 4 tuổi. "Chừ có 2kg gạo hỗ trợ rồi thì dành số tiền hàng ngày mua gạo đi mua thêm thịt, cá… về cho con", người phụ nữ khắc khổ xúc động nói.

Chị Trần Thị Cẩm Vân rơi nước mắt sau khi nhận hỗ trợ 2kg gạo.

Theo nhóm thiện nguyện, do bà con đến nhận gạo rất đông nên ngoài 3 máy phát gạo, các tình nguyện viên còn gói gạo thành từng túi để trao tận tay cho những người già, người gặp khó khăn đi lại hoặc trưởng hợp ngồi trên xe lăn đến nhận.

Những người già không phải xếp hàng và đang chờ các tình nguyện viên đưa gạo đến.

Trao đổi với PV, Nhà báo Nguyễn Đăng Hậu, đại diện cho nhóm thiện nguyện cho biết: “Tại các điểm đặt máy, khi người dân đến nhận gạo, chỉ cần dùng chân đạp nhẹ lên nút dưới mặt đất đặt cạnh máy rồi gạo sẽ tự động chảy ra 2kg. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp được bà con có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt gánh nặng mưu sinh trong khi dịch Covid-19 còn khó lường”.

“Chính quyền địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong công tác trật tự để đảm bảo thực hiện đúng theo Chỉ thị số 16 của Chính phủ”, nhà báo Nguyễn Đăng Hậu cho hay.

Dưới đây là một số hình ảnh rất xúc động PV ghi nhận tại 3 điểm đặt "ATM gạo" tại TP Huế sáng nay, 14/4:

Rửa tay diệt khuẩn trước khi nhận gạo tại ATM số 70 đường Nguyễn Huệ (TP Huế).

Nhận gạo từ ATM số 1 đường Hà Huy Tập (TP Huế).

Nhận gạo từ cây ATM tại số 28 đường Nguyễn Tri Phương (TP Huế).

 
 

Được biết, “ATM gạo” bắt nguồn từ ý tưởng của các thầy cô Trường Đại học Dân lập Phú Xuân và được các mạnh thường quân, nhà hảo tâm… đang công tác trong và ngoài tỉnh Thừa Thiên - Huế đồng tình hỗ trợ gạo.

Trong ngày 14/4, nhóm thiện nguyện sẽ phát khoảng 6 tấn gạo cho bà con gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế với 3 cây ATM đặt tại số 28 đường Nguyễn Tri Phương (phường Phú Nhuận), số 1 đường Hà Huy Tập (phường Xuân Phú) 70 Nguyễn Huệ (phường Vĩnh Ninh).

Hà Oai

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.

Đang cập nhật dữ liệu !