Chuyện về nơi học sinh dùng hoa rừng tặng thầy cô ngày 20/11

Dù vất vả, thiếu thốn nhưng 12 năm trôi qua, thầy Hoàn vẫn bám trường, bám lớp, cống hiến trí lực của tuổi trẻ, đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy.

Thầy Hoàn tận tình chỉ bảo các học sinh tại trường

Bám trường vì thương học sinh

Năm 2007, Hoàng Xuân Hoàn-chàng trai trẻ vừa tốt nghiệp ngành Thể dục-Đoàn đội (Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum), nộp hồ sơ, xin lên huyện nghèo Kon Plông (Kon Tum) công tác với mong muốn góp một phần nào giúp đỡ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại đây. Sau đó, anh Hoàn được nhận vào công tác tại Trường PTDT BT-THCS Ngọk Tem (xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum).

Kể về thời điểm mới đến trường nhận công tác, thầy Hoàn cho biết, ngày đầu tiên, anh phải vượt chặng đường hơn 100km từ nhà để đến trường. Lần đó trời mưa, đường đất đỏ trơn trượt. Người thầy trẻ vừa đi, vừa hỏi đường, đi từ 8h sáng tới 18h tối mới đến nơi. “Trời mưa, đường trơn, tôi đến nơi thì đã tối. Lúc đó, người tôi ướt lạnh, run lẩy bẩy. Lúc đó, nhìn ngôi trường chỉ có vài phòng học cũ kĩ, tôi hiểu mình sẽ bắt đầu đối diện với nhiều khó khăn, thiếu thốn nơi đây”, thầy Hoàn kể lại.

Đúng như dự đoán, ngày đầu bước lên bục giảng, lớp thầy Hoàn chỉ có 5 em học sinh. Đa số, các em đều đi chân đất, mặc quần áo lấm lem đến lớp. Sau khi kết thúc buổi học sáng, các em nghỉ trưa ăn cơm và người thầy trẻ đã phải chứng kiến cảnh hết sức cảm động. “Bữa cơm trưa của các em là những nắm cơm nguội được gói trong lá rừng và muối. Dù cơm nguội, khô nhưng các em vẫn chấm muối, ăn ngon lành. Lúc đó, tôi rất thương các em và nguyện sẽ cống hiến trí lực của bản thân, của tuổi trẻ để góp phần giúp những học sinh nơi đây có tương lai hơn”, anh Hoàn bùi ngùi nhớ lại.

Thấm thoắt đã 12 năm trôi qua, thời gian đã đổi thay nhiều thứ. Ngôi trường lụp xụp hôm nào cũng được xây dựng khang trang, các em học sinh đến lớp với trang phục gọn gàng, sạch sẽ hơn...

Chỉ có một điều bất di bất dịch không thay đổi, đó là “lửa” nghề trong anh Hoàn, một thầy giáo tận tụy vẫn cháy bổng với những khát khao, cống hiến vô cùng tận. Trong 12 năm ấy, đã để lại cho thầy giáo trẻ vô vàn ký ức không thể nào quên trong đời.

Hiện thầy Hoàn là Tổng phụ trách đội tại Trường PTDT BT-THCS Ngọk Tem

Thầy trò cùng nhau vượt khó

Thầy Hoàn kể, vào năm 2014, khi đưa một số em học sinh ở trường ra trung tâm huyện để tham dự cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ thì trời lại mưa lớn. Sau khi vật lộn với quãng đường trơn trượt, sình lầy, thầy Hoàn cùng các học sinh đành đi nhờ xe ô tô chở đồ ăn của người dân để ra huyện cho kịp giờ thi. Thế nhưng, chiếc xe bị hư giữa đường, thầy Hoàn cùng học sinh lo lắng trễ giờ, sốt sắng xuống đẩy xe, hy vọng nổ máy lại nhưng không được.

Cuối cùng, thầy Hoàn phải gọi điện ra huyện, nhờ thầy cô ngoài đó hỗ trợ, đưa xe vào đón mọi người. Đến huyện, nhóm học sinh của thầy Hoàn đã trễ giờ thi. Tuy nhiên, Ban tổ chức đã du di, bố trí thêm thời gian để cho các em học sinh vùng sâu được trổ tài.

Quên đi cái lạnh, mệt, đói và bộ dạng lấm lem, các em học sinh của thầy Hoàn bước lên sân khấu, kể rành mạch câu chuyện Bác Hồ đến thăm người nghèo. Phần thi của học trò thầy Hoàn nhận được những tràng pháo tay khen ngợi.

Thế rồi, khi Ban tổ chức công bố giải, ai cũng bất ngờ vì những học sinh vừa vượt chặng đường hơn 50km, lấm lem bùn đất ấy vinh dự được trao giải nhất. “Thầy trò tôi ôm nhau sung sướng. Lúc đó, tôi và các em rất xúc động, hạnh phúc”, thầy Hoàn nhớ lại.

Ngoài chuyện trơn trượt do mưa, con đường đến trường của thầy Hoàn còn tiềm ẩn những hiểm họa khôn lường từ việc lở đá. Thầy Hoàn kể, vào năm 2016, khi đi từ nhà vào trường, một hòn đá lớn từ trên núi bị lở, lăn ầm ầm hướng xuống đường. Khi đó, thầy Hoàn chỉ biết đứng chôn chân, cầu mong bản thân sẽ bình an. Rất may, hòn đá vướng phải một cây lớn, bị cản lại, giúp thầy Hoàn thoát nạn.

Cũng theo thầy Hoàn, trong thời gian công tác tại Trường PTDT BT-THCS Ngọk Tem, thầy thấy vui nhất mỗi dịp đến ngày 20/11. Vui bởi đúng ngày này, các học sinh sẽ tìm, mang những nhánh hoa rừng rực rỡ đến tặng các thầy cô. Những nhành hoa dại thuần khiết, mộc mạc nhưng chứa đầy tình cảm trân quý của các học trò nghèo vùng sâu đến với thầy cô giáo.

Theo thầy Phạm Duy Sơn-Hiệu trưởng Trường PTDT BT-THCS Ngọk Tem, trong năm học 2019-2020, trường có 9 lớp với 235 học sinh. Trong đó, đa số các em là người dân tộc Ca Dong, có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Nhận xét về thầy Hoàn, vị Hiệu trưởng tự hào cho biết, đây là giáo viên trẻ, năng động, luôn là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và là một trong những gương mặt tiêu biểu của tỉnh đoàn. Trong 12 năm công tác tại trường, thầy Hoàn đã có nhiều cống hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hiện thầy Hoàn là Tổng phụ trách đội của Trường PTDT BT-THCS Ngọk Tem.

Được biết,  thầy Hoàn cùng 62 thầy, cô giáo khác vừa vinh dự được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2019" nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam ngày 20/11.

Đây là chương trình ý nghĩa, tôn vinh những nhà giáo đang giảng dạy tại các huyện vùng sâu, vùng xa của đất nước, đạt thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Chương trình này do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban dân tộc; Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại thủ đô Hà Nội.

Trần Nhân
Từ khóa: Hoàng Xuân Hoàn Kon Tum Thầy giáo Cống hiến Xuất sắc Giảng dạy

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !