Chuyện tình từ đĩa cơm 15.000 đồng

Cuộc sống chật vật, anh chị chi tiêu tiết kiệm, dành dụm nuôi hai con. Nghĩ đời mình vì ít chữ mà khổ nhọc, anh chị quyết lo cho con ăn học

“Biết người ra đi mà vẫn mong...”

Quán đông nườm nượp vì đĩa cơm chỉ 15.000 đồng, lại có cả tô cơm “công cộng”, bới ăn tới no thì thôi. Hàng trăm mặt khách, nhưng không hiểu sao cô phụ quán tên Lý Bé Tí cứ vấn vương một bóng hình. Anh ấy tên Đinh Tấn Khuynh, vóc người mảnh khảnh, giọng nói trầm ấm, quê Gò Công Tây, Tiền Giang.

Thỉnh thoảng, anh Khuynh ghé quán cà phê cóc gần quán cơm, Bé Tí cũng mon men sang ngồi bàn bên cạnh. Trộm nhớ thầm thương, rồi một ngày trái tim của cô gái tuổi đôi mươi như rạn vỡ khi thấy dường như người trong mộng đã phải lòng chị nhân viên cùng phụ quán cơm.

Bẵng đi một vài tuần, không thấy bóng dáng thân quen ghé quán, Bé Tí bồn chồn, mong nhớ. Khi anh thợ hồ thường ghé ăn cơm chung với anh Khuynh đến quán, chị nhân viên hỏi thăm thì biết ông thầu đã điều anh Khuynh ra làm công trình ở Huế. 

Mối tình nơi quán cơm đã cặp bến nợ duyên
Mối tình nơi quán cơm đã cặp bến nợ duyên

Huế, vùng đất Bé Tí chưa một lần đặt chân đến, nhưng cô nghĩ chắc là xa lắm, vì dân miền Tây thường nói “đi tới Huế rồi” như là nơi xa nhất, cách trở nhất. Bé Tí hụt hẫng nhưng vẫn tiếp tục nghe ngóng.

Chị nhân viên xin số điện thoại của anh Khuynh, vì không có giấy bút tại đó, anh thợ hồ liền lấy viên gạch quẹt lên bức tường cũ cạnh quán. Hôm ấy, có hai cô gái cùng lưu số điện thoại của người ra xứ Huế...

Mười con số nguệch ngoạc trên bức tường cũ tưởng vô hồn nhưng đã lay dậy một mối tình vô vọng. Qua những cuộc gọi, Bé Tí chính thức nghe anh thợ hồ thú thật chưa mảnh tình vắt vai, chỉ lo bươn chải kiếm tiền nuôi em học đại học. Anh và chị nhân viên chỉ là hai người cùng trang lứa, đồng cảnh nghèo nên thường chuyện trò, thăm hỏi nhau.

Bức tường ngăn tiếng nói yêu thương không phải ở khoảng cách ngàn cây số giữa Huế và TP.HCM mà ở đường học vấn của anh Khuynh. Anh học chỉ lớp Một trường làng, “chữ viết chưa giáp lá mít” nên những khi không gọi điện được mà buộc phải nhắn tin thì trầy trật, đầy lỗi chính tả.

May có cậu em làm chung, tuy tình trường chưa trải nhưng giỏi chữ, anh Khuynh nhờ bấm tin nhắn dùm. Điện thoại tít tít, anh Khuynh khều cậu bé nhờ đọc giúp và phụ anh chọn câu trả lời người yêu.

Đùng cái, cậu em về miền Nam làm, anh Khuynh chới với, bắt đầu tích cực mua báo đọc, tự học chữ. Khi vào thế kẹt, anh mới cầu viện “quân sư” từ xa. 

Thuở nhỏ, nhà nghèo, đông anh em lại sớm mồ côi, tuổi 13, đi giữ vịt cho người bác, anh Khuynh được lũ nhóc trong xóm dạy đánh vần, nhìn mặt chữ; không có tập vở, anh lấy que viết lên... lá chuối. Tuổi 20, anh học bổ túc nhưng chẳng được lâu vì bận bịu mưu sinh.

Tranh thủ thời gian rảnh, anh lại tự học chữ, phép tính. Ngày anh thi bằng lái xe máy, nhiều người dự đoán “trượt vỏ chuối”, nhưng anh đậu dư hai điểm do “biết thân biết phận” nên chăm chỉ ôn luyện suốt tuần. 

Chị Bé Tí là người dân tộc Khmer, cũng dừng ở lớp Tám vì nhà nghèo, đông anh em. Cô giáo không hiểu hoàn cảnh học sinh, thường mời Bé Tí ra khỏi lớp vì tội “lười biếng, bạ đâu ghi đó, chép nhiều môn vô chung một tập”. Về chuyện anh Khuynh không có điều kiện học hành, chị đồng cảm hơn là chần chừ, so sánh. 

Cứ giận vội rồi lại… thương bù 

Sau khoảng hai tháng “chạy sô” miền Trung, anh Khuynh về lại TP.HCM, lại ghé quán ăn cơm nhưng từ nay có tâm thế khác - là chàng rể tương lai.

Thấy hai người dần công khai tình cảm, bà chủ quán hỏi chị Bé Tí: “Sao không kiếm chú nào giàu giàu, làm việc văn phòng cho sung sướng tấm thân? Lựa chi chú thợ hồ, vợ chồng đều nghèo tội nghiệp lắm!”. Chị Tí nói, nếu bà chủ biết anh “mù chữ - lòa chữ” chắc sẽ ngăn cản và lo rầu hơn nữa.

Dù chưa dứt được cái nghèo, vợ chồng anh Tấn Khuynh - chị Bé Tí vẫn hạnh phúc, êm ấm
Dù chưa dứt được cái nghèo, vợ chồng anh Tấn Khuynh - chị Bé Tí vẫn hạnh phúc, êm ấm

Nhưng tim chị đã yêu, lòng đã quyết chọn anh mặc quần shorts, mang dép lào, tay chân lấm lem, tất tả đến công trình trên chiếc xe số cũ luôn đèo phía sau bao vật liệu, dây điện...

Không biết có phải vì mặc cảm “cọc tìm trâu” hay không, chị Bé Tí chưa tin tưởng tình yêu của đối phương, cảm thấy đôi lúc anh mập mờ, có khi hờ hững. Những phen giận hờn, hiểu lầm, anh không xuống nước, lại còn xuôi theo lời người ngoài. Nếu không hợp nhau, thôi thì cắt một lần cho xong, không dây dưa, khổ cả đôi bên. 

Vậy mà, một chiều, cũng chính số điện thoại trên bức tường cũ ấy gọi đến, giọng run run cầu khẩn: “Em ơi, anh mổ ruột thừa ở Bệnh viện Bình Dân, không có ai nuôi anh hết”. Vừa cúp máy, bay biến hết rồi những giận hờn, phân ly, chị Tí chỉ còn biết báo chủ một tiếng rồi lao ra đường bắt xe ôm.

Lên mấy tầng lầu bệnh viện, đảo mắt tìm số phòng, đến khi nhìn thấy anh ngồi một mình trên giường, gương mặt xanh xao, đôi mắt trũng sâu, chị nghe tim mình đau quặn.

Ở lại đêm, cho anh ăn uống, săn sóc vết mổ, dìu đỡ đi vệ sinh, chị như con thoi giữa quán cơm và bệnh viện, mệt quá thì gục đầu ngủ ngồi. Rồi chị vui mừng khi thấy anh bình phục từng ngày.

Sáng sớm đó, như những ngày trước, chị thu dọn giường, thay drap tươm tất, chuẩn bị về bán cơm thì có ai đó nắm tay níu lại. “Thôi để em về, chiều em lại vô” - chị âu yếm nhìn bệnh nhân, từ từ gỡ tay ra. 

Một khung cảnh lãng mạn, vấn vương nhưng sau đó, chị hỏi kỹ nguyên nhân của cái níu tay thần thánh ấy, anh Khuynh lại lý giải khá trần trụi: “Do anh ở bệnh viện có một mình, đi tới lui không ai dìu đỡ thì đau lắm, y tá kêu đi lấy thuốc, anh cũng không đi nổi”.

Chị Bé Tí “sốc tập hai” khi sắp xuất viện, anh Khuynh “phũ phàng” xua chị về trước vì “lát có người tới rước anh”.

Thực ra đó chỉ là người bạn làm thợ hồ tới chở anh về công trình, nhưng là người ít chữ nghĩa, tâm tính cục mịch nên chẳng mấy khi anh tỏ rõ ngọn ngành, khiến chị cứ giận vội, rồi lại… thương bù. 

Đăng ký kết hôn, em đọc dùm rồi anh ký

Khi anh về ra mắt gia đình chị ở Cà Mau, thấy anh đứng tuổi, có người buột miệng hỏi: “Bây xuống đây cưới vợ, còn vợ trước của bây ở đâu?”. Anh thưa anh là “trai tân”, đại gia đình vẫn chưa tin, cho đến khi anh “xuất trình” giấy chứng nhận độc thân. 

Ở tuổi 33, hồi hộp, bối rối trước tờ đăng ký kết hôn, anh nhờ vợ đọc giúp rồi anh ký (chứ để anh đánh vần thì biết bao giờ xong lại sợ không chính xác). Đám cưới đơn sơ, gộp một lễ ở nhà gái, hai bên cùng nghèo nên dễ cảm thông.

Gia đình cũng không cản, dù xót con gái phải theo chồng làm nghề xây dựng, ăn ở ngủ tại công trình. Đến khi sắp có con, vợ chồng mới thuê phòng trọ ở Q.Bình Thạnh.

Nhớ hai con gái, anh chị lại giở hình con ra ngắm
Nhớ hai con gái, anh chị lại giở hình con ra ngắm

Cuộc sống chật vật, anh chị chi tiêu tiết kiệm, dành dụm nuôi hai con gái (9 tuổi và 3 tuổi). Cứ nghĩ đời mình vì ít chữ mà khổ nhọc, thiệt thòi, anh chị quyết lo cho con ăn học.

Có lần, anh mua hai món quà hình trái tim về tặng chị và con gái lớn nhân dịp 20/10. Chưa kịp vui vì chồng “tiến bộ”, chợt nhìn giá bán dán trên món quà, chị tá hỏa:

“Sao mà chặt chém dữ? Vậy là đứt hết 400.000 đồng, đứt cả ngày công đi sơn nước của anh rồi. Anh cực khổ làm lụng, một mình lo cho ba mẹ con như vậy, em đâu có đòi hỏi gì hơn. Đừng có bày đặt mua quà cho em nữa! Uổng tiền, biết không?”.

Rồi đợt dịch bệnh, thất nghiệp kéo dài, gửi các con về quê ngoại và bị kẹt lại nhiều tháng, vừa nhớ con, vừa túng thiếu, chị đem số tiền đó quy ra gạo, ra mì... Giật mình nghĩ lại, chị im bặt và thương chồng đến trào nước mắt! 

Nàng dâu khoe ‘cứ thiếu tiền là mẹ chồng chuyển khoản’ khiến bao người ghen tị

Nàng dâu khoe ‘cứ thiếu tiền là mẹ chồng chuyển khoản’ khiến bao người ghen tị

Trung thu mẹ chồng cho tiền, lúc vui vẻ mẹ chồng cũng cho tiền, thậm chí rủ về ăn cơm mẹ cũng bắn tiền cho.... chẳng mấy ai lấy chồng lại được "số hưởng" như cô nàng Trần Hiền trong câu chuyện dưới đây.  

Theo www.phunuonline.com.vn

Dành cả đời chăm lo cho con riêng của chồng, mẹ kế trắng tay khi về già

Lo xong tang lễ của bố, anh trai tôi đề nghị mẹ kế ký cam kết từ chối nhận tài sản. Yêu cầu của anh khiến mẹ kế tủi thân.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Bạn gái kém 14 tuổi của anh trai khiến tôi và mẹ ngán ngẩm

Cuối tuần trước, anh trai tôi dẫn người yêu về ra mắt gia đình. Cả nhà tôi rất mong chờ điều này do anh đã lớn tuổi. Tuy nhiên, cách cư xử của cô ấy khiến gia đình tôi rất thất vọng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Mở phong bì thưởng Tết của chồng, vợ sững sờ thấy dòng chữ phía trên

Nhiều năm nay, tôi vốn không mấy khi hỏi cụ thể chuyện thưởng Tết của chồng, vì anh “dị ứng” chuyện vợ tra khảo tiền bạc. Nhưng có lẽ vì sự dễ dãi này, chồng coi tôi như người ngoài.

Xin về ăn Tết nhà ngoại, nàng dâu bật khóc nghe bố chồng nói 6 câu

Hơn 10 năm lấy chồng, chưa năm nào tôi được về đón giao thừa cùng bố mẹ đẻ. Thấy bạn bè năm ăn Tết nhà nội, năm ăn Tết nhà ngoại mà tôi lại chạnh lòng.

Chồng ngoại tình, bỏ đi theo bồ, sau 2 năm bỗng trở về cầu xin tôi tha thứ

Tại sao khi tôi đã dần nguôi ngoai, ổn định cuộc sống thì người chồng ngoại tình lại quay trở về? Đau lòng nhất là tại sao bố mẹ chồng và các con tôi lại ủng hộ anh ta?

Vợ chồng ở Thái Bình tuyên bố vỡ hụi, hàng chục người mang quan tài đi tìm

Trước thông tin chủ hụi vỡ nợ, nhiều người xã Nam Trung (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) kéo đến gây áp lực để đòi tiền. Có trường hợp cho biết đã góp hụi gần 10 tỷ đồng.

6 chị em ruột không lấy chồng, sống cùng nhau dưới một mái nhà

Thanh xuân trôi theo những tháng năm nghèo khó, 6 chị em không dám lấy chồng. Không con cái, tuổi già đuổi đến, 6 mảnh đời côi cút sống dựa vào nhau.

Đang cập nhật dữ liệu !