Chuyện người làm công thành 'vua' bánh pía miền Tây

Hơn 10 tuổi, Thái Tuấn phải bỏ học để đi sửa xe, rồi làm thuê cho các lò bánh kẹo. Hơn 30 năm sau, người làm công ngày nào trở thành ông chủ hãng bánh pía lớn nhất Sóc Trăng.

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Đinh Dậu, anh Thái Tuấn (49 tuổi, ngụ TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) tất bật hướng dẫn công nhân cho ra lò và đóng gói những tấn lạp xưởng cuối cùng của năm để kịp giao hàng cho đối tác.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa, ông chủ hãng bánh pía mang thương hiệu Tân Huê Viên mời khách ly trà và kể lại những ngày khởi nghiệp.

Chuyện người làm công thành 'vua' bánh pía miền Tây - ảnh 1

Anh Thái Tuấn vẫn thường xuyên đục đẽo khuôn bánh. Ảnh: Thanh Châu.

Thái Tuấn cho biết anh xuất thân trong gia đình nghèo ở đường Nguyễn Du, TP Sóc Trăng. Sau năm 1975, thùng sữa đậu nành nóng ngoài chợ của người anh cũng chỉ đủ mua gạo đắp đổi qua ngày cho cả gia đình. Chính vì vậy mà học hết lớp 6 anh Tuấn phải nghỉ để đi sửa xe đạp.

"Hai năm sau tôi xin vào làm tạp vụ không công cho một lò bánh pía ở Vũng Thơm của xã Phú Tâm, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) để được ăn cơm ngày hai bữa. Tôi làm quần quật gần một năm sau mới được giao trộn nhân bánh”, anh Tuấn nhớ lại.

Làm thuê theo thời vụ, nhiều hôm anh phải làm đến tận nửa đêm, buồn ngủ và đói rã ruột. Tiền lương nhận được cũng chỉ "ba cọc ba đồng" nên hơn một năm đi làm Tuấn chỉ dành dụm được đủ tiền để mua một vài tấm nhôm, một khúc gỗ và cây dao phay để chuẩn bị cho ước mơ táo bạo ở tuổi 17 là biến lò bánh men của gia đình thành lò sản xuất bánh pía, bánh trung thu và lạp xưởng.

Khi người anh cưới vợ, Thái Tuấn đánh liều mượn hết tiền cưới của anh để mua đường, bột, đậu xanh... về chất đầy sau chái bếp. Muốn sản xuất bánh, điều cần thiết nhất là phải có khuôn bánh, nhưng Tuấn không có tiền để đặt khuôn.

"Không có thì phải tạo ra cho có", kiên quyết như vậy, anh mang khúc gỗ mua sẵn ra và dùng dao phay chặt đẽo ròng rã bốn ngày bốn đêm. Cuối cùng Tuấn đã có trong tay vài khuôn ép bánh.

Điều bất ngờ đến với anh là khi nhiều người thấy Thái Tuấn có "hoa tay" nên các lò bánh ở Sóc Trăng đến thuê anh gia công khuôn bánh in bằng "công nghệ dao phay". Với "công nghệ" ấy, ai thuê đục đẽo khuôn bánh gì Thái Tuấn cũng làm.

Vật lộn với chiếc lò cũ kỹ để làm ra chiếc bánh đã khó, chuyện tiêu thụ càng khó hơn. Thái Tuấn mang bánh pía, bánh in do tự tay anh sản xuất (mang thương hiệu Tân Huê Viên) ra chợ ngồi rao bán giống như bán cá. Ai cũng khen bánh pía của Tuấn thơm sầu riêng, da bánh mềm, mỏng nhưng rất ít người mua vì giá quá cao.

"Lúc ấy có khi tôi đâm ra chán nản, muốn làm bánh chất lượng thấp để bán với giá rẻ, nhưng ba tôi khuyên hãy tiếp tục chịu lỗ những ngày đầu để làm bánh chất lượng cao vì vàng thật không sợ lửa", anh Tuấn chia sẻ.

Năm 1992, cơ sở sản xuất bánh pía của anh Tuấn là nơi đột phá đầu tiên ở Sóc Trăng khi chuyển từ mô hình sản xuất bánh pía, bánh trung thu theo mùa (tháng 8 âm lịch) sang sản xuất liên tục trong năm. Làm bánh ban ngày, ban đêm Tuấn lại thức đến gần sáng để mày mò, đục đẽo những khuôn bánh in, bánh trung thu sao cho thật đẹp và chế tạo ra dây chuyền nướng bánh chất lượng cao với thời gian nhanh nhất.

Đến năm 1996, anh Tuấn thấy mình không thể một mình vừa là chủ lò, vừa là thợ chính kiêm luôn vai trò của một nhân viên tiếp thị nên anh bắt đầu nhận vào 20 công nhân. 4 năm sau, lượng công nhân của cơ sở sản xuất bánh pía Tân Huê Viên tăng lên 60 người với mức lương bình quân lúc ấy khoảng 600.000 đồng/người/tháng. Hiện nay, công nhân của Tuấn lên đến gần 700 người với thu nhập ổn định 4,5-5 triệu đồng/người/tháng.

Thái Tuấn tâm sự: "Tất cả những gì tôi có được hôm nay có một phần đóng góp không nhỏ của hàng trăm công nhân đang làm việc cho chúng tôi. Chính vì vậy mà ở đây từ một công nhân làm công theo thời vụ cho đến ông chủ đều xem nhau như anh em ruột thịt trong gia đình".

3 năm trước, Thái Tuấn tiếp tục tạo nên dấu ấn riêng khi được xác lập nhiều kỷ lục Việt Nam. Đó là chiếc bánh pía nặng 306 kg, có đường kính 1,3 m, được làm từ bột, trứng, nhân đậu xanh,  kem và bơ; đĩa cốm dẹp nặng 108 kg, có đường kính 1,2 m, được làm từ 90 kg cốm dẹp và 30 trái dừa.

Ngoài hai kỷ lục này, công ty của anh Tuấn còn làm ra bánh in gần 600 kg, gồm 300 kg đậu xanh, 180 kg bột bánh in, 50 kg cơm sầu riêng, 20 kg đường cát trắng, 40 kg mè đen, 5 kg lá dứa.

Chuyện người làm công thành 'vua' bánh pía miền Tây - ảnh 2

Bánh pía 306 kg, đạt kỷ lục Việt Nam. Ảnh: Ngọc Trinh.

Hơn nửa tháng trước, công ty còn tổ chức tuần sự kiện cung nghinh và chiêm bái tượng Phật Ngọc hòa bình thế giới. Tượng Phật này được chạm khắc từ khối ngọc bích nguyên khối 18 tấn, phát hiện tại Canada vào năm 2000 và được các nghệ nhân hàng đầu Thái Lan thực hiện hoàn thành tháng 12/2008.

Đây là pho tượng Phật bằng ngọc lớn nhất thế giới được tạc theo khuôn tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong bảo tháp Đại giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ). Sau khi được triển lãm vòng quanh 20 nước trên thế giới, trước khi an trí vĩnh cửu tại Australia, tượng Phật Ngọc được triển lãm lần cuối tại Sóc Trăng.

Từ quy mô nhà xưởng ban đầu trên diện tích 1 ha ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Sóc Trăng), anh Tuấn mở rộng cơ ngơi của công ty lên 8 ha. Mỗi năm Tân Huê Viên xuất xưởng khoảng 1.000 tấn bánh pía, lạp xưởng, bán sang thị trường gần 10 quốc gia, trong đó có Mỹ, Australia, Canada, Singapore, Trung Quốc...

Ông Võ Văn Chiêu, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, xác nhận công ty của anh Thái Tuấn đã trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách khi đến Sóc Trăng. "Anh Tuấn là người sản xuất bánh pía quy mô lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long", ông Chiêu nói.

Nguồn: Việt Tường/zing.vn

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.