Rùa con và hành trình trưởng thành khắc nghiệt

Các loài rùa biển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của hệ sinh thái, có giá trị khoa học cao. Tuy nhiên, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, rùa con đã phải trải qua một hành trình khắc nghiệt.

Rùa con và hành trình trưởng thành khắc nghiệt - ảnh 1

Rùa con khi mới nở rất nhỏ và yếu ớt.

Tỉ lệ rùa con sống đến khi trưởng thành chỉ có 1/1.000

Tại Côn Đảo, tỉ lệ trứng rùa nở ở cả trong tự nhiên và hồ ấp nhân tạo khá cao, khoảng 75 – trên 80%. Do kích thước của con non rất nhỏ và ổ trứng lại tương đối sâu (từ 50-70cm) nên nếu chỉ một con đơn độc sẽ không thể trèo lên trên bề mặt bãi cát được. Do đó, sau khi thoát khỏi lớp vỏ trứng chúng sẽ nằm yên và chờ đợi những con non khác.

 Khi tất cả trứng đã nở thì chúng đồng loạt ngoi lên bằng cách trèo lên các vỏ trứng, đào cát trên đầu và xung quanh cơ thể. Bằng cách sử dụng vỏ trứng và cát như là các “bậc thang” giúp cho rùa con trèo lên khỏi ổ một cách dễ dàng. Việc ngoi lên một cách đồng loạt cũng giúp tăng cơ hội sống sót của con non trước những kẻ săn mồi đang đợi sẵn trên bãi cát và dưới biển.

Rùa con và hành trình trưởng thành khắc nghiệt - ảnh 2

Rùa con định hướng ra biển bằng ánh sáng

Số lượng rùa con sinh ra từ mỗi ổ trứng là nhiều, nhưng do thời gian đạt độ tuổi trưởng thành lâu (từ 15 đến 30 năm tùy loài) và nhiều loài địch hại, nên chỉ có 1/1.000 con non sinh ra có thể sống sót đến tuổi trưởng thành.

Rùa con định hướng ra biển dựa vào ánh sáng của đường chân trời. Ban đêm, phía biển bao giờ cũng sáng hơn phía đất liền. Do đó, nếu có ánh sáng mạnh ở phía đất liền do con người tạo ra, rùa biển con sẽ bị nhầm lẫn và di chuyển ngược vào vùng có ánh sáng đó. Những con di chuyển sâu vào trong đất liền sẽ bị chết do mất nước và mất sức.

Khi con non mới sinh ra rất yếu ớt, lại phải băng qua bãi biển trống và vùng nước nông ven bờ, nơi có rất nhiều động vật ăn thịt sinh sống. Trên bãi biển, con non có thể bị các loài như kiến, cua, kỳ nhông, chó, mèo... ăn thịt. Khi xuống mặt nước và bơi qua vùng nước nông ven bờ thì bị các loài cá lớn, chim... ăn thịt. Ước tính chỉ có khoảng 40%-50% tổng số con non sinh ra trên bãi biển có thể sống sót ra đến đại dương.

Rùa con và hành trình trưởng thành khắc nghiệt - ảnh 3

Rùa con ra khỏi tổ và về với biển

Sau khi ra đến đại dương, con non sẽ bơi liên tục trong vòng 2 - 5 ngày không ăn cho đến khi gặp được dòng chảy lớn. Sau đó, con non sẽ dựa vào dòng chảy này để di chuyển, ăn thức ăn nổi như động vật phù du và “mất tích” từ 5-15 năm. Thời gian này hiện vẫn còn là bí ẩn đối với khoa học vì hầu như chưa có nghiên cứu nào hoặc thiết bị nào có thể theo dõi quá trình phát triển của rùa biển con ở giai đoạn này. Sau 5-15 năm, rùa biển sẽ di chuyển vào khu vực nước nông ven bờ và bắt đầu ăn thức ăn dưới đáy giống như con trưởng thành

Thịt rùa, trứng rùa có bổ như đồn đại?

Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), thịt rùa biển có thành phần Protein 15-20% tương tự thịt gà (20,2%) và thịt lợn (19,8%); hàm lượng Lipid là 0,5-1,2% thấp hơn nhiều so với gà (10,2%) và lợn (6,2%). Năng lượng tạo ra khi tiêu thụ 100g thịt rùa biển là 84-91Kcal, trong khi gà là 173Kcal và lợn là 135Kcal.

Rùa con và hành trình trưởng thành khắc nghiệt - ảnh 4

Trứng rùa chứa nhiều choresterol và độc hại cho sức khỏe con người

Trứng của rùa biển còn có chứa lượng rất lớn cholesterol, gấp 20 lần so với một quả trứng gà, chất này là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, máu nhiễm mỡ...

Về cơ bản, thịt và trứng của rùa biển hoàn toàn không có lợi, thậm chí là có hại cho sức khỏe của con người.. Trên thế giới và Việt Nam đã từng xảy ra nhiều trường hợp tử vong do ăn thịt rùa biển, thậm chí người ta đã đặt tên cho loại độc này là Chelonitoxism (Ngộ độc thịt rùa biển) như vào tháng 3/2013 có ba trẻ em bị chết và 148 người khác phải vào bệnh viện điều trị (25 người trong tình trạng nguy kịch) sau khi ăn thịt rùa biển tại đảo Metawai quận Sipora Selatan (Indonesia). Tháng 12/2012: Ba người chết và 30 người bị ngộ độc sau khi ăn thị rùa biển trên đảo Moheli, Mwanli (Comoros)…

Bên cạnh đó, trong thịt rùa biển còn có chứa các loại ký sinh trùng có hại, độc chất của tảo độc mà rùa biển ăn phải, các loại bệnh tật khác có thể lây nhiễm cho con người mà ta không thể biết trước được

Rùa biển có giá trị không thể đong đếm được về văn hóa, tâm linh đối với người dân ven biển tại nhiều tỉnh thành tại Việt Nam nhưng số lượng của các loài rùa biển đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng trên toàn thế giới, phần lớn là do các hoạt động của con người.

Trước đây khi chưa được bảo vệ, các loài rùa biển đặc biệt là Vích và Đồi mồi đã bị khai thác tận diệt tại nhiều nơi. Thịt và trứng Vích được sử dụng làm thức ăn cho người và gia súc, mai Vích và Đồi mồi được chế tác thành những sản phẩm thủ công và bán cho khách du lịch. Lợi nhuận đem lại từ các hoạt động này là rất nhỏ và chỉ cho một bộ phận nhỏ người dân, những người tham gia trực tiếp vào các hoạt động đánh bắt, chế tác và buôn bán rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển.

Giá trị lớn hơn nhiều mà rùa biển có thể mang lại là lợi ích từ hoạt động du lịch sinh thái gắn với rùa biển. Mô hình du lịch sinh thái thăm xem rùa biển cũng đã bước đầu được áp dụng tại Vườn quốc gia Côn Đảo và thu được những kết quả khả quan.

Bạch Dương

Lễ hội Rồng hứa hẹn khuấy đảo Hạ Long dịp lễ 30/4

Từ ngày 27/4 - 1/5, du khách đến với Sun World Ha Long sẽ được thưởng thức những màn tranh tài Lân Sư Rồng mãn nhãn, trải nghiệm show khủng long kỳ thú hay check-in Vườn Rồng trong Lễ hội Rồng.

Trồng 4 cây này giữa nhà, người đàn ông ở TP.HCM có 'máy điều hòa' suốt 30 năm

Trồng 4 cây dừa xiêm giữa căn nhà tuềnh toàng, người đàn ông ở TP.HCM có nơi tránh nóng, chống bão suốt 30 năm qua.

Ngôi nhà sàn được làm từ 500 khối gỗ lim, mất hơn 2 năm mới hoàn tất

Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khi du khách đến với TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngôi làng ở Hưng Yên, người dân phất lên nhờ đi khắp cả nước mua thứ đồ 'bỏ đi'

Hơn 30 năm qua, kinh tế của người dân ở làng Khoai (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) phát triển mạnh mẽ, nhiều người thành tỷ phú nhờ đi khắp cả nước mua thứ người khác bỏ đi như nhựa, nilon.

Có con trâu hiếm, lão nông miền Tây thu hút hơn 200 người đến xem mỗi ngày

"Lúc đến mua, chỉ cần nhìn qua là tôi ưng ngay, bộ lông mượt, ánh mắt linh hoạt và khoang khoáy (xoáy trên mình trâu) rất đẹp", ông Càng kể về con trâu hiếm của mình.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Chuyện khó tin trong căn biệt thự bỏ hoang ở Vĩnh Phúc

Được xây dựng cách đây gần 20 năm, căn biệt thự trên thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn đang bị bỏ hoang.

Kỳ lạ phiến đá 'nở hoa' ở Quảng Nam, người dân hiếu kỳ lo hiện tượng thời tiết

Thời gian gần đây, người dân xứ Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam) xôn xao chuyện một tảng đá "nở hoa" trên dòng sông Trạm.

Giấc mơ cứu cả làng và những huyền tích ly kỳ ở công trình 200 năm tuổi Cần Thơ

Ông Bảy kể, thời khai hoang mở đất, nhiều người bị bệnh nhưng chữa không khỏi. Một hôm, ông từ nằm mơ thấy cụ già bảo dân làng lấy vỏ cây nấu nước uống.

Đang cập nhật dữ liệu !