Chuyện lạ: Xác ướp Pharaoh vẫn phải xin hộ chiếu để bay sang Pháp
Ramesses II là một trong những vị vua nổi tiếng và hùng mạnh nhất của Ai Cập cổ đại. Ông đã trị vì vương quốc của mình từ thế kỷ thứ 12 TCN trong khoảng 66 năm. Các nhà Ai Cập học của thế kỷ 19 còn đặt cho ông biệt danh "Ramesses Vĩ Đại" sau khi phát hiện ra nhiều địa điểm khảo cổ trên khắp đất nước, cũng như tại Sudan và Palestine có chứa di tích, đền thờ và cung điện để vinh danh vua Ramesses.
Một xác ướp đã có tuổi thọ 3.000 năm nhưng vẫn phải xin hộ chiếu, bạn có tin không? |
Xác ướp của vị Pharaoh này được phát hiện vào năm 1881 trong một đền thờ cổ. Khi đó, thi thể của Ramesses II vẫn đang trong tình trạng rất tốt, như phần da được bảo quản hoàn toàn, phần lớn tóc trên đầu vẫn còn nguyên.
Tuy nhiên, vì một số yếu tố ngoại cảnh, như độ ẩm của căn phòng mà xác ướp được giữ tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, thi thể của vị vua bắt đầu xuống cấp. Đầu những năm 1970, nó đã bị nhiễm vi khuẩn và bắt đầu có dấu hiệu phân hủy. Điều này đã khiến các nhà chức trách Ai Cập phải nhanh chóng tìm ra giải pháp phục hồi lại xác ướp, và lúc đó, chỉ ở Pháp mới có những chuyên gia có thể làm được điều này.
Tượng Ramesses II. |
Đến đây, mọi việc mới trở nên thật sự thú vị. Cụ thể, để xác ướp của Ramesses II có thể được vận chuyển sang Pháp, vị Pharaoh đã qua đời cách đây 3.000 năm bắt buộc phải... có hộ chiếu. Bởi ở thời điểm đó, luật pháp của Pháp quy định rất nghiêm ngặt, buộc tất cả mọi người dù đã chết hay còn sống, đều phải có giấy tờ nhân thân rõ ràng thì mới được nhập cảnh.
Từ đó, Ai Cập đã nhanh chóng làm một hộ chiếu cho xác ướp Ramesses II, trong phần "nghề nghiệp" có ghi rõ "Làm Vua (đã chết)".
Ảnh chụp cận cảnh xác ước Pharaon Ramesses II. |
Sau khi sang Pháp suôn sẻ, Pharaoh Ramesses II cũng được nhiệt liệt chào đón bằng nghi thức quân đội vô cùng trang nghiêm, đây được coi là một quy định dành riêng cho các vị vua của nước khác khi tới Pháp. Bởi vậy, có thể nói Ramesses II chính là vị vua đầu tiên, và nhiều khả năng là cuối cùng, được cấp hộ chiếu Ai Cập hợp pháp để bay sang nước ngoài.
Sau khi hoàn thành quá trình sửa chữa, xác ướp đã được quay trở lại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo và thu hút rất nhiều khách tham quan cho đến ngày nay.