Chuyên gia Nhật Bản bật mí 2 món đồ giúp gian bếp lập tức “thăng hạng”

2 món đồ được gợi ý này không xa lạ mà ngược lại rất phổ biến và gần gũi với người Việt.

Marie Kondo là nữ tác giả kiêm nhà tư vấn sắp xếp nội thất người Nhật Bản. Phong cách bài trí nội thất của cô đã được lan tỏa và nhiều người đón nhận.

Chuyên gia bài trí nội thất đã định hình lại các ý tưởng lưu trữ trong những cuốn sách và hai chương trình Netflix của mình. Phương pháp KonMari của cô là một trong những kỹ thuật ngăn nắp được thực hành nhiều nhất trên toàn cầu.

PHƯƠNG PHÁP KONMARI DỌN DẸP LẠI CUỘC SỐNG

Phương pháp KonMari khuyến khích mọi người sắp xếp các đồ vật trong nhà theo giá trị của chúng chứ không phải theo vị trí. Danh sách những món đồ được ưu tiền bắt đầu với quần áo, sau đó chuyển sang sách, giấy tờ, các vật dụng nhỏ và cuối cùng là các đồ lưu niệm. 

Marie Kondo cho biết chỉ giữ lại những thứ khiến chúng ta thoải mái và loại bỏ những vật dụng không còn khơi dậy niềm vui. Lý do là bởi nhiều người hiện nay có thói quen "tích trữ" đồ trong nhà nhưng điều này không những không giúp ích mà ngược lại còn khiến không gian chật chội hơn.

Chuyên gia Nhật Bản bật mí 2 món đồ không thể thiếu trong nhà bếp: Thay đổi một góc nhỏ, không gian lập tức “thang hạng” - Ảnh 1.

Marie Kondo luôn coi trọng việc sắp xếp lại nội thất. Ảnh: Internet

Cô cho biết, thu dọn là một công cụ, nhưng nó không phải là đích đến. Mục tiêu thực sự của việc ngăn nắp là dọn dẹp những thứ lộn xộn để bạn có thể sống một cuộc sống mà mình muốn. Khi bạn sắp xếp ngôi nhà của mình bằng cách sử dụng Phương pháp KonMari, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc lắng nghe tiếng nói bên trong của mình.

Việc lựa chọn giữ lại hay loại bỏ đồ đạc là một cách để bạn định hướng cuộc sống của mình. Khi kiểm tra lại đồ đạc và sắp xếp nhà cửa, bạn đã tạo tiền đề cho một sự thay đổi lớn. Đây là điều kỳ diệu của sự ngăn nắp!

ĐỒ DÙNG NHÀ BẾP MÀ MARIE KONDO NHẤT ĐỊNH PHẢI CÓ

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với H&G, cô Kondo đã tiết lộ một căn bếp nhất định phải có của cô ấy là kệ có thể mở rộng 3 tầng bằng tre và giỏ đựng đồ.

Chuyên gia sắp xếp cho biết, một chiếc kệ có kích thước vừa phải sẽ "cách mạng hóa" ý tưởng lưu trữ nhà bếp của bạn. Marie nói: “Tôi thích thiết bị sắp xếp kệ này vì nó giúp mọi thứ không bị lẫn lộn trong tủ đựng thức ăn hoặc tủ trên của bếp".

Không thể phủ nhận rằng công cụ đa chức năng này sẽ giúp cho nhà bếp ngăn nắp. Bên cạnh đó, nữ chuyên gia đến từ Nhật Bản cũng lưu ý rằng nó sẽ giảm thời gian chuẩn bị, giúp việc nấu ăn trở nên dễ dàng hơn. Cô cho biết thêm: "Nắm rõ vị trí của các vật dụng sẽ giúp tăng tốc độ chuẩn bị và hạn chế việc mua các mặt hàng trùng lặp".

Chuyên gia Nhật Bản bật mí 2 món đồ không thể thiếu trong nhà bếp: Thay đổi một góc nhỏ, không gian lập tức “thang hạng” - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

Vật dụng thứ hai mà Marie Kondo yêu thích đó là giỏ đan. Cô cho biết lợi ích của món đồ này là chúng ta vừa có thể dùng như vật lưu trữ đồ dùng trong bếp, vừa có thể làm vật trang trí. Chi tiết này được ví như "một mũi tên trúng hai đích".

Không dừng lại ở đó, giỏ bằng mây tre đab này không phải là phụ kiện nhà bếp tự nhiên duy nhất được sử dụng trong bếp của Marie Kondo. Trên trang Instagram của mình, Marie cũng khuyến nghị mọi người đầu tư vào một giải pháp lưu trữ hữu cơ khác như giỏ dệt.

Chuyên gia Nhật Bản bật mí 2 món đồ không thể thiếu trong nhà bếp: Thay đổi một góc nhỏ, không gian lập tức “thang hạng” - Ảnh 3.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

"Trong tiếng Nhật, 'ori 'có nghĩa là dệt. Nếu bạn muốn sử dụng giỏ đựng đồ - ví dụ như ở những nơi như tủ đựng thức ăn hoặc tủ quần áo - thì tốt nhất bạn nên chọn những chiếc giỏ có chất liệu bền mà vẻ đẹp của nó cũng mang lại niềm vui cho bạn", cô nói.

Ý tưởng nhà bếp của Marie Kondo là giải pháp giúp đảm bảo không gian ngăn nắp nhưng vẫn đầy đủ tiện ích. Điều này không chỉ giúp nâng tầm không gian sống, tiết kiệm thời gian chuẩn bị mà còn giúp cuộc sống của chúng ta thư thái và hạnh phúc hơn.

Sân nhà trồng 5 loại cây này, con cháu cả năm hưởng phú quý

Sân nhà trồng 5 loại cây này, con cháu cả năm hưởng phú quý

Tục ngữ có câu: “Sân nhà trồng 5 cây, con cháu đời đời hưởng phúc”. Câu nói này rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

 

Theo nhipsongkinhte.toquoc.vn

Phụ nữ giọng ồm nhu cầu sinh lý cao?

Một số phụ nữ luôn tự ti vì giọng nói ồm ồm như đàn ông của mình. Nhiều người còn trêu đùa rằng những phụ nữ này thường có nhu cầu sinh lý cao hơn bình thường.

Phụ nữ thích 'ồn ào' trong cuộc yêu có phải là bệnh?

Ngoài không gian lãng mạn, âm thanh cũng đóng góp rất nhiều trong việc kích thích ham muốn của các cặp đôi. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn hành vi phát ra tiếng động khi "yêu" liệu có phải bất thường?

Chuyên gia tâm lý mách chị em cách 'trị' chồng vô tâm

“Em bị ngã, dắt xe về đến cổng thì chồng chạy ra hỏi: “Thế cái xe có làm sao không?”. Em bước vào nhà mà nước mắt không ngừng rơi vì sự vô tâm của anh ấy”, chị Minh buồn rầu kể với chuyên gia tâm lý.

Chiêu lừa đảo “con đang cấp cứu”: Thông tin về học sinh lộ lọt từ đâu?

Theo các chuyên gia, hạn chế trong nhận thức đảm bảo an toàn thông tin của phụ huynh và các trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến lộ lọt thông tin về học sinh cho đối tượng xấu tận dụng để lừa đảo.

Đòn tâm lý ẩn sau chiêu lừa đảo “con cấp cứu ở viện”

Kẻ lừa đảo sử dụng nỗi sợ hãi làm lu mờ sự tỉnh táo của nạn nhân, từ đó tung đòn kết liễu khiến họ phải chủ động dâng tiền cho chúng.

Chồng nhắn tin cho bác sĩ xin thuốc để 'hãm' nhu cầu của vợ

Nhiều chị em bị mang tiếng nhu cầu tình dục quá cao chỉ vì họ chủ động trong chuyện vợ chồng. Liệu điều đó có bất thường?

Bị lừa trăm triệu 'con cấp cứu ở viện': Phụ huynh hãy hạn chế khoe điểm, giấy khen

“Hiện nay, nhiều phụ huynh có con được phần thưởng, giấy khen... vội vã chụp hình đăng lên mạng xã hội. Như vậy, vô tình chúng ta làm lộ thông tin của con”, các nhà giáo dục thông tin.

Chiêu lừa 'con cấp cứu ở viện' xuất hiện tại Hà Nội, chuyên gia chỉ cách ứng phó

Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra những dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết thông tin thật, giả từ chiêu lừa "chuyển tiền đóng viện phí cấp cứu cho con".

Gọi ai khi nhận điện thoại lừa đảo 'con đang cấp cứu'?

Hàng loạt trường học, bệnh viện tại TP.HCM đã có cảnh báo về chiêu trò “con đang cấp cứu, cần phẫu thuật”. Công an TP.HCM cũng công bố số điện thoại tiếp nhận trường hợp nghi vấn lừa đảo.

Kiếm triệu đô từ chiêu thức thao túng tâm lý ‘người nhà gặp nạn’

Giả danh là con, cháu trong gia đình, luật sư, nhân viên y tế, kẻ lừa đảo thao túng tâm lý nạn nhân, thúc giục chuyển tiền gấp.

Đang cập nhật dữ liệu !