Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi giúp dân thoát nghèo
Những năm gần đây, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi được nhiều địa phương chú trọng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bà Phạm Minh Khanh, chủ một trang trại gà tại một xã nghèo thuộc huyện Phú Bình, Thái Nguyên cho biết, gia đình bà những năm trước chỉ chăn nuôi gà theo mô hình nhỏ lẻ, chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật nên có năm do dịch bệnh đàn gà chết gần hết.
Sau sự cố đó, gia đình bà quyết tâm khôi phục lại bằng cách học hỏi các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đồng thời vay mượn tiền ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại theo mô hình chuồng khép kín có máng ăn uống tự động, quạt thông khí, hệ thống đệm lót nền chuồng để có thể chăm sóc được đàn gà. Gia đình cũng áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trừ dịch bệnh chặt chẽ nên đến nay đàn gà gần 10.000 con của gia đình phát triển rất tốt, mỗi năm thu lãi hơn 600 triệu đồng.
Trường hợp gia đình bà Khanh là một trong rất nhiều hộ chăn nuôi đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo Cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, những năm qua chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển nhảy vọt từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ, dần chuyển sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn.
Bình quân mỗi năm tăng trên 10%, sản lượng thịt hơi của gia cầm đạt trên 1,3 triệu tấn, trứng đạt trên 13 tỷ quả. Nhiều thay đổi về phương thức nuôi, chất lượng con giống và sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp một cách hợp lý hơn, có nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm còn hạn chế trong liên kết sản xuất, đôi khi còn mất cân đối cung cầu do chăn nuôi nông hộ còn nhiều, giá thành sản phẩm còn cao, dịch bệnh luôn đe dọa.
Xác định từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính gắn với mục tiêu giúp cho hàng ngàn hộ dân thoát nghèo bền vững, những năm qua nhiều địa phương đã có những chính sách khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi.
Cụ thể là khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi thành lập các hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi, hiệp hội chăn nuôi trang trại, câu lạc bộ chăn nuôi để phổ biến tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới và ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa doanh nghiệp và trang trại, gia trại nhằm áp dụng công nghệ về giống gia súc, gia cầm có năng suất cao, chất lượng thịt tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng vào sản xuất; nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu, nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi; tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao vào chăn nuôi, nhất là trong khâu sản xuất giống gia súc, gia cầm; nghiên cứu chuyển giao công nghệ chăn nuôi phù hợp với các vùng sinh thái nhằm khai thác, phát huy các lợi thế so sánh, khắc phục những hạn chế của từng vùng; quy trình kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường chăn nuôi; mô hình khu chăn nuôi tập trung.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, cùng với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thì một trong những giải pháp căn cơ là sản xuất chăn nuôi theo chuỗi liên kết. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, quyết định sự thành công của chuỗi liên kết. Người nông dân tham gia chuỗi, ngoài việc nhận được kỹ thuật chăn nuôi, còn tiếp thu được kinh nghiệm và kỹ thuật, có thể tự sản xuất độc lập sau khi hết hạn hợp đồng chăn nuôi gia công.
Trong liên kết chăn nuôi giữa người dân với doanh nghiệp, thì doanh nghiệp là đơn vị cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức sản xuất và nhận kinh phí theo hợp đồng ký kết; mô hình này đang được triển khai có hiệu quả tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Với mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết, các hộ nông dân được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp giảm được đến mức thấp nhất rủi ro trong chăn nuôi; không lo ngại về đầu ra, con giống kém chất lượng, nguồn gốc thức ăn chăn nuôi cũng như vấn đề phòng dịch.
Ngọc Yến
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.