Chương trình lớp 10 mới: Học sinh không cần học Lịch sử, Vật lý nếu không thích

Năm học 2022-2023 tới đây, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bậc THPT sẽ chính thức được triển khai trong chương trình lớp 10.

Với chương trình mới này, học sinh lớp 10 sẽ không phải học Lịch sử hay Hoá học, Sinh học, các em cũng có thể không cần học môn Lịch Sử hay Địa Lý nếu không muốn và các em hoàn toàn có thể chọn các môn như Âm nhạc hay Giáo dục kinh tế và pháp luật… tùy vào sở thích và định hướng tương lai của các em. 

Điều này cũng được xem như đổi mới căn bản, học sinh được tự chọn nhiều môn học yêu thích để định hướng nghề nghiệp. Tuy nhiên, những đổi mới này cũng mang đến nhiều băn khoăn cho học sinh và phụ huynh trong năm đầu triển khai.

Tại buổi "Tọa đàm trao đổi về chương trình giáo dục phổ thông 2018 tư vấn và định hướng cho học sinh và cha mẹ học sinh" do Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh tổ chức, GS.TS Đỗ Đức Thái - chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán đã giải đáp các thắc mắc cho phụ huynh về chương trình mới.

GS.TS Đỗ Đức Thái cho biết: “Chương trình GDPT 2018 triển khai với học sinh THPT từ năm tới, với 3 môn Toán, Văn Ngoại ngữ có 3 tiết/tuần và 1 môn bắt buộc là Giáo dục quốc phòng 1 tiết/tuần, Giáo dục thể chất 2 tiết/tuần và môn hoạt động trải nghiệm (chào cờ, sinh hoạt, hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp) với 3 tiết/tuần, môn giáo dục bắt buộc do địa hương quy định và tổng 15 tiết/tuần.

Chương trình mới Bộ cũng quy định học sinh chọn 5 trong 9 môn chia 3 loại: Lý, Hóa, Sinh gọi là cụm nhóm môn Khoa học Tự nhiên; Sử, Địa, Giáo dục kinh tế pháp luật cụm môn Khoa học Xã hội và Nhân văn; Môn đặc thù: Tin học, công nghệ, nghệ thuật (âm nhạc, mỹ thuật).

Và nhiệm vụ của học sinh là phải tự chọn 3 nhóm trên ra 5 môn và mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn để học suốt 3 năm cấp 3”.

{keywords}
GS.TS Đỗ Đức Thái - Chủ biên chương trình GDPT 2018 môn Toán

Như vậy, học sinh lớp 10 trong năm học tới có thể không cần học Lý, Hóa, Sử, Địa... nếu các em không muốn. Thế nhưng, vấn đề đặt ra là các em nên chọn môn học tự chọn thế nào để thuận tiện cho việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cũng như thuận tiện cho nhà trường xếp thời khóa biểu vì sẽ có khoảng 108 tổ hợp chọn môn.

GS.TS Đỗ Đức Thái cho rằng trong quy định cho phép học sinh chọn lại, nếu chọn nhầm 1 trong 5 môn thì hết lớp 10 có quyền chọn lại.

“Ví như lớp 10 học sinh chọn môn Sử nhưng lớp 11 không muốn học môn Sử, muốn chuyển sang môn Địa Lý cũng được. Thế nhưng, trong thời gian nghỉ hè học sinh buộc phải học lại môn Địa lý lớp 10 để có đủ các đầu điểm phục vụ cho xét tốt nghiệp sau này.

Vấn đề đặt ra là làm gì có thời gian học vì kỳ nghỉ hè thì không đủ thời gian học lại 1 môn và nhà trường cũng khó có thể tổ chức được vì biết đâu 1 trường chỉ có 3-4 em học lại thì xếp lớp, xếp giáo viên thế nào?

Một môn học 1 năm 35 tuần có hệ thống bài kiểm tra, đánh giá dồn trong vài tuần hè thì tôi khẳng định là không thể tổ chức được.

Chính vì thế, tôi khuyên học sinh và phụ huynh phải vô cùng cẩn trọng trong việc lựa chọn các môn học tự chọn”, GS. Thái nói.

Cũng theo GS. Thái, chọn tổ hợp học liên quan cả đến việc định hướng vào đại học, nếu chọn nhầm môn tự chọn học sinh vừa phải lo “đối phó” học trên lớp vừa lo chạy thi vào đại học sẽ vô cùng mệt.

Trong tâm thế của một phụ huynh có con sắp tới sẽ vào lớp 10, anh Nguyễn Quang Hưng thắc mắc việc học sinh chọn môn học tự chọn sẽ phá vỡ lớp học cố định truyền thống. Vậy quản lý các con thế nào để việc học hiệu quả?.

Về vấn đề này, GS.TS Đỗ Đức Thái cho biết, với những môn bắt buộc thì học sinh sẽ học giống nhau, tất cả giờ học theo lớp, lớp học cố định, các con vẫn có tập thể gắn bó như lớp học truyền thống.

“Đúng là việc học tự chọn, các con học theo lựa chọn của mình sẽ phá vỡ cấu trúc lớp vì khi đó có học sinh chọn môn này, có bạn chọn môn khác sẽ giống như học theo tín chỉ tại trường đại học. Đây là khó khăn cho nhà trường khi quản lý học sinh nhất là học sinh lớp 10 và 11 đang tuổi các con chuyển đổi về tâm sinh lý rõ rệt.

Giả sử khối 10 có 160 học sinh đăng ký môn Vật lý thì nhà trường chia thành 4 lớp, nhà trường phải chia khung giờ khác nhau để học sinh không bị trùng khung giờ học.

Ngay cả lớp 10A có 20 học sinh đăng ký học tự chọn môn Vật lý thì không phải xếp 20 học sinh đó vào 1 lớp nên việc quản lý học sinh rất khó, phải quản lý đồng bộ của tất cả giáo viên trong nhà trường chứ không phải mỗi giáo viên chủ nhiệm, vì học Vật lý có thể học phòng này nhưng giờ Sinh học học phòng khác”, GS Thái nói.

Hiện nay nước Úc chỉ có 20 học sinh/ lớp và tỷ lệ giáo viên/học sinh là 2,3/1 nhưng ở Việt Nam tỷ lệ này là 1/16. Và khi đó với một trường 4.000 học sinh chỉ được phép đối đa 140 giáo viên sẽ khó trong công tác quản lý, và đương nhiên khía cạnh này thì nhà trường phải khắc phục.

“Sẽ có những môn ít học sinh chọn nên khó xếp thời khóa biểu, nhiệm vụ nhà trường sắp tới là hiện thực hóa để ra một thời khóa biểu chấp nhận được để hướng phụ huynh, học sinh lựa chọn”, GS Thái khẳng định.

Có mặt tại Tọa đàm, cô Văn Thùy Dương - Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh nhấn mạnh: “Các em học sinh cần phải lưu ý năng lực, sở thích, năng khiếu và định hướng nghề nghiệp của mình để chọn tổ hợp môn học phù hợp nhất. Nếu chọn không đúng, học sinh sẽ học không hiệu quả, dẫn đến chán và lên lớp 11 phải chọn lại, lúc đó sẽ khó khăn cho các em, vì phải học và kiểm tra môn mới trong hè.

Thời gian tới, nhà trường sẽ đẩy mạnh tuyên truyền đến học sinh về việc lựa chọn tổ hợp, chuẩn bị cơ sở vật chất đội ngũ giáo viên, xây dựng cấu trúc chương trình nội dung giáo dục theo các tổ hợp.

Với định hướng đổi mới của Bộ GD&ĐT trong năm học , nhà trường sẵn sàng đáp ứng các nguyện vọng học của học sinh khi các em vào lớp 10 trên cơ sở tất cả vì quyền lợi của học sinh”.

Rối trước “ma trận” chọn môn học lớp 10

Rối trước “ma trận” chọn môn học lớp 10

Thay vì học 13 môn, từ năm học tới, học sinh lớp 10 chỉ học 12 môn, trong đó có 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn. Với cách chọn này, học sinh có thể dao động từ 80 - 100 cách chọn tổ hợp môn học.

Hoàng Thanh

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

Hà Nội: Không cấm nhưng hạn chế tối đa hoạt động trải nghiệm tự phát

Ngày 26/5, Sở GD-ĐT Hà Nội có công văn gửi các cơ sở giáo dục về việc ứng phó với nắng nóng, đảm bảo an toàn khi tổ chức hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè cho học sinh năm 2023.

Lễ tổng kết hàng chục mâm cỗ của trường học ở Quảng Ninh khiến dân mạng trầm trồ

Hình ảnh Lễ tổng kết của học sinh lớp 9 một trường THCS ở Quảng Ninh gây sự chú ý bởi quy mô hoành tráng.

Trường chưa đầy 70 học sinh lớp 9 nhưng 12 em đạt giải thành phố

Dù chỉ mới thành lập 2 năm, chỉ với 69 học sinh lớp 9 nhưng Trường THCS Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đạt tới 12 giải trong kỳ thi học sinh giỏi thành phố năm 2023.

Phụ huynh ‘tố’ quỹ lớp thâm hụt 30 triệu đồng, nhà trường lên tiếng

Nhiều phụ huynh một lớp học ở Quảng Bình đang bức xúc với số tiền quỹ học sinh phải đóng, đặc biệt khi năm học đã gần kết thúc.

Học sinh tử vong khi trải nghiệm bắt ngao: Quy định hoạt động ngoại khóa ra sao?

Sau vụ học sinh tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, việc đảm bảo an toàn cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm, một lần nữa, lại khiến dư luận băn khoăn.

Học sinh lớp 4 bất tỉnh tại trường, tử vong sau 19 ngày điều trị

Một học sinh lớp 4 tại TP Hải Dương đã ngất xỉu sau khi diễn văn nghệ, nhà trường và gia đình đưa trẻ đến đến bệnh viện cấp cứu. Nhưng sau 19 ngày, em đã không qua khỏi.

Tạm dừng tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy sau vụ học sinh tử vong

Sau sự việc 2 người bị nước cuốn tử vong khi tham gia trải nghiệm bắt ngao, chính quyền địa phương đã tạm dừng hoạt động tham quan tại Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định).

Đang cập nhật dữ liệu !