Chủ tịch CMC kiến nghị áp dụng chiến tranh nhân dân để phòng chống mã độc
Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC. Ảnh: Internet |
Tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng với Bộ TT&TT, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn CMC kiến nghị, Chính phủ cần có chiến lược “áp dụng chiến tranh nhân dân” trong việc thực hiện các mục tiêu đảm bảo an ninh mạng. Cụ thể, Chính phủ hãy mở cửa và khuyến khích tất cả các thành phần, từ các tập đoàn lớn, đến doanh nghiệp tư nhân, các chuyên gia, người Việt Nam ở nước ngoài để tham gia phát triển các sản phẩm, công nghệ về an toàn thông tin. Đề nghị thành lập Liên minh tổ chức về phòng chống mã độc trên toàn thế giới, liên minh này cho toàn thể người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài tham gia giúp Việt Nam phòng chống mã độc, cảnh báo nguy cơ về mã độc để giúp các quốc gia an toàn hơn.
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ TT&TT đã đặt mục tiêu Việt Nam trở thành một cường quốc về an toàn thông tin, nằm trong Top 20 thế giới về an toàn thông tin.
Hiện tại Việt Nam có 41 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Viettel, BKAV, CMC. VNCS. Cyberlab. CÁc doanh nghiệp đã phát triển các công cụ để thu thập thông tin, giám sát thông tin trên mạng, phát hiện các vấn đề trên mạng, chặn lọc thống nhất các thông tin độc hại. Phát triển các công cụ về an toàn thông tin, an ninh mạng, phát triển các công cụ phòng chống tấn công mạng của Việt Nam…
Ông Nguyễn Trung Chính cho biết, CMC năm nay dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 300 triệu USD, muc tiêu đến năm 2020 đạt 500 triệu USD. Cách đây 30 năm CMC đã sản xuất máy tính, các công ty có sản phẩm luôn đạt thương hiệu quốc gia CMS, tuy nhiên dù tham gia sản xuất từ rất lâu nhưng đến nay CMC vẫn chưa có sản phẩm máy tính đạt tầm cỡ thế giới.
Cũng từ cách đây 30 năm CMC đã tham gia với Ban Cơ yếu Chính phụ xây dựng công cụ đọc mã cho mã hóa thông tin cho tất cả các đơn vị của Bộ Ngoại giao ở các nước, bộ công cụ này hiện vẫn đang được sử dụng. Đến nay CMC cung cấp hạ tầng CNTT cho Văn phòng Trung ương Đảng, từ trung ương về đến các tỉnh ủy, huyện ủy và đảng ủy ở các xã, phường, xây dựng mạng dùng riêng từ hạ tầng đến kết nối…
CMC cũng đã xuất khẩu được công nghệ an ninh bảo mật ra nước ngoài. Tại sao xuất khẩu được vì đã tận dụng được thành tựu công nghệ mới nhất về Cách mạng 4.0, đưa trí tuệ nhân tạo (AI), đưa học máy vào giám sát an toàn thông tin, CMC đã có được hợp đồng ký kết với 1 đối tác Nhật Bản, thị trường Nhật về an ninh bảo mật nên tới 5 tỷ USD công nghệ an ninh bảo mật có thể đem lại lợi ích xuất khẩu rất lớn.
Vì vậy, ông Nguyễn Trung Chính đưa ra kiến nghị, Chính phủ xem xét áp dụng chiến tranh nhân dân trong lĩnh mực an ninh bảo mật. Kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành hãy mở và khuyến khích tất cả các thành phần, từ doanh nghiệp tư nhân, các chuyên gia. Khuyến khích sáng kiến thành lập Liên minh tổ chức về phòng chống mã độc trên toàn thế giới cho toàn thể người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài. Trong buổi làm việc giữa Thủ tướng với 100 doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, CMC đã tiếp xúc với một số người Việt Nam làm việc ở các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới, CMC cho rằng có thể kết nối những nhân tài ở khắp thế giới giúp cho Việt Nam có thể phòng chống mã độc, có nguy cơ phòng chống mã độc được để giúp các quốc gia an toàn hơn.
Việt Nam có năng lực an toàn thông tin được thừa nhận trên thế giới, Việt Nam nằm trong Top 10 thế giới, có các sản phẩm về an toàn thông tin rất sớm, người Việt Nam có khả năng học toán rất tốt, nên ông Chính cho rằng, hoàn toàn tin tưởng có thể hình thành nền công nghiệp an toàn thông tin toàn thế giới.
Về sản xuất chúng ta đang có cơ hội rất tốt, Việt Nam đã trở thành cái Hub sản xuất các sản phẩm công nghệ lớn của thế giới như Samsung và các tập đoàn nước ngoài, trong nước có Viettel,VNPT, do đó Chính phủ phải làm sao có chính sách khuyến khích sử dụng các sản phẩm CNTT trong nước. CMC từ hàng chục năm trước đã có xuất khẩu máy tính đi nhiều nước, các nước Lào, Cu Ba, Triều Tiên dùng các sản phẩm máy tính của CMS. Nhưng trong nước thì lại không được ủng hộ.
Do chúng ta chưa có chính sách tốt cho doanh nghiệp trong nước. Ví dụ, CMC có gần 2.500 nhân viên, nhưng không được ưu đãi thuế, trong khi Samsung lại được ưu đãi tốt. Mấu chốt là chính sách thuế và chính sách tiếp cận các nguồn lực, nếu mở ra nhiều hơn nữa sẽ thuyết phục các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài bỏ tiền nhiều hơn nữa vào công nghiệp CNTT, vào an toàn thông tin. Với AI, Big Data chúng ta không cần quá nhiều máy móc mà chỉ cần con người có trí tuệ. Nên chính sách ưu đãi nhân tài rất quan trọng. Nếu không thì khả năng các tập đoàn lớn sẽ thu hút nhân tài của chúng ta.