Chiến hạm Mỹ áp sát bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn, Trung Quốc phản ứng mạnh

Hôm nay (29/8), Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc tàu khu trục của hải quân Mỹ xuất hiện gần khu vực bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông.

Hôm 28/8, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer của hải quân Mỹ đã tiến lại gần khu vực bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông. Đây là hai khu vực mà Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp và trái phép xây dựng các hòn đảo nhân tạo. Trước đây, các chiến hạm Mỹ cũng từng di chuyển lại gần bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn. 

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer của hải quân Mỹ. (Ảnh: Reuters)

Tuy nhiên, hôm 28/8 là lần đầu tiên theo chương trình tuần tra “đảm bảo tự do hàng hải” một chiến hạm Mỹ cùng lúc tiến lại gần hai khu vực mà Trung Quốc xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông. 

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), hôm nay (29/8), Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu miền nam của quân đội Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Mỹ “hành động như thể bá chủ phớt lờ các quy định và luật pháp quốc tế", đồng thời hối thúc Washington dừng ngay “những hành động mang tính khiêu khích” để tránh “va chạm bất ngờ”.

Cũng theo ông Li, hải quân và không quân Trung Quốc đã bám đuôi, nhận dạng, theo dõi, cảnh báo và yêu cầu tàu khu trục Mỹ rời khỏi khu vực bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn. 

“Quân đội Trung Quốc sẽ đưa ra những biện pháp cần thiết để bảo vệ toàn bộ chủ quyền quốc gia và an ninh cũng như duy trì nền hòa bình và ổn định trên Biển Đông”, ông Li nói.

Trong khi đó, bà Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội 7 khẳng định hoạt động của hải quân Mỹở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm cả ở Biển Đông diễn ra hàng ngày.

“Mọi hoạt động đều tuân thủ luật pháp quốc tế và thể hiện cam kết của Mỹ về việc bay qua, đi qua và hoạt động ở bất cứ nơi đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”, bà Mommsen nhấn mạnh.

Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị 3 ngàn tỷ USD/năm. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì “khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do”. Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.

Kể từ cuối năm ngoái, hàng tháng, hải quân Mỹ đều điều động tàu chiến tới Biển Đông để “thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý”. Do đó, chiến hạm Mỹ - Trung cũng không ít lần đối mặt trên Biển Đông.

Mới đây, Trung Quốc đã từ chối để một chiến hạm của hải quân Mỹ ghé thăm cảng Thanh Đảo hồi cuối tuần qua giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung vẫn còn nhiều căng thẳng.

Cụ thể, Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho hay, một tàu khu trục của hải quân Mỹ có kế hoạch cập cảng Thanh Đảo vào ngày 25/8. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã từ chối lời đề nghị của Mỹ.

Cũng trong tháng Tám, Trung Quốc từng "gạt phăng" lời đề nghị của hải quân Mỹ cho phép hai chiến hạm ghé thăm Hong Kong. Cụ thể, hai tàu hải quân Mỹ gồm USS Green Bay và USS Lake Erie dự kiến ghé thăm đặc khu Hong Kong của Trung Quốc vào ngày 17/8 và một thời điểm khác trong tháng Chín. 

Về phía Việt Nam, Người  phát ngôn Bộ Ngoại giao luôn nhấn mạnh rằng: “Việt Nam đề nghị các nước tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán phù hợp với luật pháp quốc tế của Việt Nam và luôn thể hiện, khẳng định thiện chí, sẵn sàng thông qua đối thoại, trao đổi với các nước liên quan để  đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, phát triển tại biển Đông cũng như vào việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia”.

Video: Soái hạm của hạm đội 7 USS Blue Ridge ghé thăm cảng Hong Kong

 
 
Minh Thu - Mai Phương
Từ khóa: chiến hạm Mỹ ở Biển Đông Trung Quốc căng thẳng biển đông chủ quyền biển đông căng thẳng mỹ trung biển đông đảo nhân tạo mỹ tuần tra biển đông

Những sự kiện quốc tế nổi bật nhất 2023 qua ảnh

Năm 2023 được đánh dấu bằng hai cuộc xung đột lớn giữa Ukraine với Nga và Israel với Hamas cũng như hàng loạt thiên tai lớn xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.

Video thiết giáp Ukraine sống sót sau đòn tập kích trực diện từ tên lửa Nga

Dưới đây là khoảnh khắc thiết giáp Braley trong biên chế quân đội Ukraine sống sót sau đòn đánh trực diện từ tên lửa chống tăng của Nga.

Video pháo binh Ukraine bắn nổ hệ thống phòng không Nga ở Kherson

Lực lượng pháo binh của Ukraine đã bắn nổ hệ thống phòng không SA-8 Gecko và pháo tự hành 2S7 Pion của Nga tại vùng Kherson.

Xung đột Nga - Ukraine sẽ thế nào vào mùa đông?

Các chuyên gia cho rằng, không loại trừ khả năng Nga – Ukraine tiến hành đàm phán hòa bình vào năm tới, sau khi trải qua những cuộc giao tranh khốc liệt trong mùa đông lạnh giá.

Tổng thư ký NATO nói ‘chuẩn bị đón tin xấu’ từ Ukraine

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh, quân đội Ukraine đã không giành được bất kỳ sự đột phá nào ở vùng xung đột trong nhiều tháng qua.

Hé lộ UAV Ukraine được mệnh danh ‘cơn ác mộng’ của quân đội Nga

Máy bay không người lái (UAV) ném bom Vampire của Ukraine đang được xem là ‘cơn ác mộng’ đối với quân đội Nga trong các cuộc đột kích ban đêm.

Video quân đội Ukraine tập kích kho chứa mìn của Nga

Quân đội Ukraine đã bắn nổ một kho chứa mìn chống tăng của Nga tại tiền tuyến miền nam.

Rộ tin Nga chuyển hệ thống phòng không S-400 từ Kaliningrad tới Ukraine

Bộ Quốc phòng Anh cho biết Nga có thể đã di chuyển một số hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ vùng Kaliningrad tới Ukraine.

Những cuộc đoàn tụ đầy xúc động sau khi Israel và Hamas trao đổi con tin

Các đợt trao đổi tù nhân và con tin giữa Israel-Hamas đã giúp hàng chục người được trở về với gia đình, tạo ra những cuộc đoàn tụ vô cùng xúc động.

Tướng Ukraine hé lộ khả năng Nga mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt

Tướng quân đội Ukraine cho hay, Nga có thể mở rộng chiến dịch quân sự đặc biệt ra ngoài khu vực miền đông và nam Ukraine thêm lần nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !