Chiêm ngưỡng 18 "siêu" thư viện đẹp nhất thế giới
1. Thư viện Admont ở Admont, Áo
Nằm ở chân đồi của dãy núi Alps, thư viện xinh đẹp này là thư viện tu lớn thứ hai trên thế giới. Hội trường thư viện được thiết kế theo phong cách cổ điển do kiến trúc sư Joseph HUEBER thiết kế vào năm 1776 với một hội trường dài hơn 70cm có sức chứa lên đến 200.000 đầu sách.
2. Thư viện George Peabody ở Baltimore, Maryland, Mỹ
Nhà từ thiện George Peabody là người gây dựng quỹ để xây dựng nên thư viện Peabody. Ông quyết định tọa nên công trình này như một món quà cho sự hiếu khách và tử tế, tốt bụng của người dân Baltimore.
Được thiết kế bởi kiến trúc sư Edmund Lind từ thế kỷ 19, thư viện Peabody nổi tiếng với nội thất với những mái vòng cao vút. 5 tầng thư viện có ban công bằng gang xếp đầy sách, và các cửa sổ trời giúp thư viện luôn có ánh sáng ban ngày.
3. Thư viện Hoàng gia Copenhagen, Copenhagen, Đan Mạch
Hoàn thành vào năm 1999, “Kim cương đen” được xây dựng như một phần nới rộng của thư viện quốc gia Đan Mạch. Bên ngoài thư viện mới hiện đại được ốp lát bằng đá granite đen và những góc cạnh không đều nhau nên được gọi là “Kim cương đen”. Bên ngoài được xây dựng toàn bằng kính tọa nên một không gian tuyệt mỹ, tập trung nhiều ánh sáng tự nhiên.
4. Thư viện Đại học Mỹ thuật Musashino, Tokyo, Nhật Bản
Kiến trúc sư người Nhật Sou Fujimoto thiết kế thư viện này với phong cách đơn giản nhất trên thế giới, chỉ với các kệ sách và kính bao bên ngoài. Những bức tường cao gần 6,1m được “xây” bằng các kệ sách và cách quãng với những khu vực đọc sách.
Ông Fujimoto cho rằng điều duy nhất chúng ta cần để xây dựng một thư viện hoàn hảo đó là những cuốn sách, kệ sách, ánh sáng và không gian đẹp.
5. Thư viện công cộng Boston, Boston, Massachusetts, Mỹ
Thư viện công Boston có đến 23 triệu đầu sách, trở thành thư viện lớn thứ 2 tại Mỹ. Thư viện nổi tiếng với những khoảng sân vô cùng nhỏ, theo kiến trúc Italia và phòng đọc độc đáo có tên: Bates Hall.
Bates Hall của thư viện được đặt tên theo mạnh thường quân đầu tiên của thư viện, Joshua Bates. Năm 1852, ông Bates đồng ý đầu tư một khoản tiền lớn để xây dựng thực viện với một vài điều kiện: thư viện phải là kiến trúc tô điểm cho thành phố và phải mở cửa tự do cho tất cả mọi người.
6. Thư viện thành phố Stuttgart, Stuttgart, Đức
Thư viện 9 tầng được thiết kế lấy cảm hứng từ ngôi đền Pantheon, La Mã cổ đại.
Mục đích của kiến trúc sư khi thiết kế thư viện là tạo ra cảm giác nối liền nhau với toàn bộ các phòng được sơn màu trắng. Nếu có màu sắc nào khác trong thư viện thì đó chính là màu của những cuốn sách.
7. Thư viện José Vasconcelos, thành phố Mexico, Mexico
Thư viện do kiến trúc sư Alberto Kalach thiết kế, là một khối kiến trúc bê tông và kính. Các kệ sách trông giống kiểu đang lơ lửng trên không trung. Người ta treo một bộ xương cá voi khổng lồ ở giữa thư viện.
Thư viện được đặt theo tên nhà triết học và chính trị gia José Vasconcelos đồng thời là một nhân vật quan trọng trong lịch sử văn hóa Mexico.
8. Thư viện Liyuan, Bắc Kinh, Trung Quốc
Tọa lạc trong ngôi làng nhỏ ở ngoại ô Bắc Kinh, thư việc một tầng này nằm ẩn mình giữa khu rừng. Thư viện được xây dựng bằng cây gỗ và ngoại thất được bao phủ bằng nhiều thanh củi nhỏ. Ánh sáng tự nhiên được lấy từ khe hở ở những cảnh cây. Người ta xây dựng thư viện hoàn toàn từ các vật liệu tái chế và thân thiện với môi trường.
9. Thư viện kiêm Trung tâm Văn hóa ở Vennesla, Na Uy
Lấy cảm hứng từ khung xương sườn cá voi, thư viện này được xây dựng với hàng loạt khung đỡ hình cung. Theo các kiến trúc sư của Helen & Hard, thư viện được xây dựng nhằm tạo ra cấu trúc lai kết hợp giữa gỗ và toàn bộ thiết bị điện tử nội thất.
10. Thư viện sách quý Beinecke, New Haven, Connecticut, Mỹ
Thư viện Bản thảo và Sách quý Beinecke là nơi lưu trữ của Thư viện Đại học Yale và là toàn nhà lớn nhất trên thế giới chuyên lưu giữ những cuốn sách và tài liệu quý hiếm.
Bộ sưu tập khổng lồ của Beinecke bao gồm cả Kinh Thánh Gutenberg - Kinh Thánh của Gutenberg, "báu vật của nhân loại", là một bản dịch Kinh Thánh tiếng Latin và được hoàn tất vào khoảng năm 1455.
11. Thư viện Alexandria, Alexandria, Ai Cập
Thư viện Alexandria ban đầu được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên và là một trong những thư viện lớn nhất, quan trọng nhất của thế giới cổ đại. Khi bị phá hủy vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, vô số các cuốn sách và cuộn giấy đã bị thất lạc.
Thư viện Alexandria mới được xây dựng năm 2002 theo thiết kế của các kiến trúc sư Snøhetta, có vẻ ngoài giống như đồng hồ mặt trời và hướng ra Địa Trung Hải.
12. Thư viện Central ở Seattle, Washington, Mỹ
Mở cửa lần đầu tiên vào năm 2004, tòa nhà bằng kính và thép cao 11 tầng tại trung tâm thành phố Seattle.Do kiến trúc sư Rem Koolhass thiết kế như sự tái hiện của thư viện truyền thống. Tòa nhà hiện đại này không chỉ là nơi lưu trữ những cuốn sách mà còn là ngôi nhà của mọi loại hình truyền thông. Không gian thư viện rộng lớn, tập trung được toàn bộ ánh sáng tự nhiên.
13. Thư viện Trinity College Dublin, Dublin, Ailen
Nổi tiếng với căn phòng dài, thư viện Trinity College là nơi có những bộ sưu tập sách lớn nhất Ailen. Gian phòng chính dài hơn 60,9m được ốp lát bằng đá cẩm thạch và những khối trụ gỗ màu sẫm. Ban đầu, căn phòng dài có trần phẳng, nhưng sau đó mái được nâng lên để có thể chưa thêm sách.
14. Thư viện Duncan Rice, Aberdeen, Vương quốc Anh
Thư viện Sir Duncan Rice là thư viện mới của Đại học Aberdeen. Thư viện mang phong cách thiết kế thế kỷ 21, ở trung tâm hệ thống hình xoắn ốc chiếu sáng khắp 8 tầng của nó. Nơi đây được chú ý bởi kiến trúc bền vững hình khối. Trên đỉnh tòa nhà có hệ thống giúp chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành điện năng cho cả thư viện.
15. Thư viện Sainte-Geneviève, Paris, Pháp
Sainte-Geneviève là thư viện nghiên cứu và tham khảo dành cho sinh viện của Đại học Paris do kiến trúc sư danh tiếng Henri Labrouste thiết kế và hoàn thành vào năm 1850. Trần nhà được kết cầu vòm, cao, mô phỏng theo các toa xe lửa.
16. Thư viện công cộng New York, New York, Mỹ
Thư viện công cộng New York lưu trữ gần 53 triệu đầu sách và là thư viện lớn thứ 3 trên thế giới. Thư viện mang phong cách kiến trúc Beaux-Arts, thiết kế với hệ thống đá cẩm thạch lớn nhất tại Mỹ. Phòng đọc chính Rose của thư viện có chiều dài khoảng 0,5m và chiều rộng là 26,5m với 42 dãy bàn gỗ sồi dài dành cho độc giả.
17. Thư viện Kanazawa Umimirai, Kanazawa, Nhật Bản
Thư viện 3 tầng này được thiết kế như một hộp bánh với những cửa sổ màu trắng để lấy ánh sáng. Thư viện chính là một căn phòng yên bình và các bức tường đục lỗ trông như một rừng sách.
Không gian thư viện cho phép người dùng trải nghiệm những niềm vui đọc sách bao quanh bởi cả một rừng sách. Một cảm giác thú vị mà các hình thức đọc sách khác như sách điện tử hay trực tuyến không thế có được.
18. Phòng đọc Hoàng gia Bồ Đào Nha, Rio de Janeiro, Brazil
Xây dựng vào thế kỷ 19, những căn phòng lộng lẫy tráng lệ này là nơi lưu trữ hơn 350.000 đầu sách và bộ sưu tập các tác phẩm tiếng Bồ Đào Nha lớn nhất bên ngoài đất nước Bồ Đào Nha.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…