Chi tiêu 10 triệu đồng/tháng, vợ bị chồng chê hoang phí, "vung tay quá trán"

Nói ra con số chi 10 triệu/tháng cứ tưởng to tát, nhưng theo Phương, thử cầm mà trang trải cho cả gia đình mới biết 10 triệu chẳng là gì cả.

Vợ chồng Phương và Giang cùng quê Bắc Giang, lấy nhau đã được 5 năm, có một cô con gái nhỏ 3 tuổi. Cả hai sống ở một căn hộ chung cư ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) được mua bởi 500 triệu tiền của hai vợ chồng tích góp và 600 triệu tiền vay mượn hai bên gia đình.

Thế nên mặc dù không phải vay ngân hàng nhưng vợ chồng Phương vẫn phải chịu áp lực về việc phải trả nợ cho người thân.

Giang làm nhân viên cho một công ty xuất khẩu lao động, tháng được 20 triệu trong khi Phương làm kế toán cho công ty tư nhân, vỏn vẹn hàng tháng là 10 triệu.

Giang không phải người keo kiệt, mỗi tháng, sau khi lĩnh lương, anh đưa cho vợ 15 triệu, còn giữ lại 5 triệu để tiền xăng xe và ăn trưa. Phương lấy số lương của chồng gom lại gửi trả tiền nhà, còn lương của cô để dành sinh hoạt.

Nói ra con số 10 triệu thì cứ tưởng to tát, nhưng thử cầm mà trang trải cho cả gia đình mới biết 10 triệu chẳng là gì cả. Phương luôn cố gắng chi tiêu tiền ăn, gồm cả trái cây của cả nhà vào khoảng 150 nghìn đồng mỗi ngày, vị chi 1 tháng đã là 4,5 triệu. Chưa nói còn bao nhiêu các khoản khác: tiền phí chung cư mất 500.000/tháng, điện nước, mạng internet trung bình là 700 nghìn, tiền học cho con 3 triệu, tiền giấy vệ sinh, sữa tắm, dầu gội đầu, tiền hiếu hỉ… khiến đôi tháng Phương bị thiếu phải khấu trừ vào khoản tiền lương của chồng. Nhiều khi đi vào siêu thị hay vào cửa hàng quần áo trẻ em, muốn sắm cho con chiếc váy mới cho xinh, Phương cũng phải ghìm mình lại.

Ảnh minh họa.

Trước đây, Giang luôn tỏ ra yêu thương vợ và không bao giờ hỏi vợ chi tiêu cụ thể ra sao. Nhưng từ sau Tết vừa rồi đến giờ, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, công ty anh cắt giảm lương vì tạm ngừng hoạt động xuất khẩu lao động ra nước ngoài, Giang hay tỏ ra bực dọc về chuyện chi tiêu với vợ. Anh cằn nhằn việc vợ không đưa cho chồng tiền cà phê, ăn trưa thêm.

Cuối tuần rồi, trong lúc nằm nhà đọc báo và lướt facebook, Giang chê Phương không biết chi tiêu, rằng anh đọc trên mạng nhà người ta có 5 triệu mà vừa ăn vừa tiêu cả nhà vẫn đủ. "Em xem lại chi tiêu, người ta đăng ảnh bữa cơm đầy đủ thịt cá, dinh dưỡng, trái cây như này mà chỉ có 80 nghìn đồng thôi. Anh chả hiểu em tiêu gì mà nhà có hai vợ chồng với 1 đứa con nhỏ mà tháng hết cả chục triệu vẫn kêu thiếu!" – Giang quay sang vợ nói.

Phương nghe bực lắm, cô đã hết sức tiết kiệm, tính toán từng đồng, nát óc nghĩ ăn uống thế nào vừa tiết kiệm mà vừa đủ chất cho cả nhà trong khoản tiền eo hẹp 150 nghìn đó, gồm có cả ăn sáng và ăn tối chưa kể tiền mắm muối, dầu ăn, gia vị.

Thấy vậy Phương đành nói: "Chồng ơi, em dạo này kẹt công việc nhiều, từ mai anh cầm tiền chợ giúp em. Như thế có khi lại tiết kiệm được ra, chứ em thấy mình cầm tiền vèo cái là đã hết, tháng nào cũng thiếu".

Chỉ nghe vợ nói thế, Giang đùng đùng nổi giận, quát vợ: "Ô hay, cô không biết chi tiêu thì nói cho xong. Tôi mới bảo cô vậy mà đã đẩy việc cho tôi rồi. Cô bảo tôi cầm tiền chợ có khác nào bảo tôi là đàn ông mặc váy không".

Phương nghe mà buồn, xót xa, cô định nói thanh minh mà không hiểu sao lại im lặng vì thấy rằng có nói thêm chồng cũng không thấu hiểu. 

Vậy là cả một quãng thời gian dài qua, cô không được chồng công nhận, khen ngợi một câu, mà giờ còn bị đay nghiến, mắng mỏ như thể cô là người hoang phí, vung tay quá trán vậy. Càng nghĩ mà Phương càng thấy tê tái… 

Theo Châu Anh/giadinhvaxahoi

45 năm bám nghề mẹ chồng dạy, người phụ nữ được khách nước ngoài khen hết lời

Hơn 40 năm học nghề từ mẹ chồng, người phụ nữ chăm chỉ rèn luyện để rồi trở thành người truyền lửa, lưu giữ nghề sang sợi truyền thống.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Đang cập nhật dữ liệu !