Chỉ tại mẹ chồng “lấn quyền” chăm cháu

Dù nói thế nào, mẹ chồng cũng không chịu hiểu mà cứ “lấn quyền” chăm con của tôi. Thỉnh thoảng, tôi phải đấu tranh để dành lại quyền chăm con theo ý của mình.
Chỉ tại mẹ chồng “lấn quyền” chăm cháu - ảnh 1

Ảnh minh họa

Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ chồng nên ông bà quán triệt việc trông cháu là của ông bà, không cần phải thuê giúp việc. Thấy mẹ chồng kiên quyết lại cam cháu, tôi buộc phải nghe theo sự sắp xếp của bà. Và “cuộc chiến” chăm cháu, nuôi con của mẹ chồng với tôi được châm ngòi từ lúc nào không hay.

Bắt đầu từ việc tôi nằm cữ trong tháng. Mẹ chồng tôi gốc Nghệ An, ở quê bà có tục lệ phụ nữ khi ở cữ phải nằm xông than. Một nồi đất than củi được đặt bên dưới giường của tôi, hai mẹ con sẽ phải nằm xông hơi nóng của than một ngày ba bận. Theo lời bà nằm xông than sản phụ sẽ tránh được các vấn đề về hậu sản, còn em bé không bị các ám khí làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi xông than phải nằm trong phòng kín, tôi sợ khí than sẽ gây ngộ độc cho cả mẹ lẫn con nên từ chối cách làm của mẹ chồng. Thấy tôi phản ứng, bà bảo không ép con dâu nhưng với cháu thì phải làm.

Rồi mẹ chồng mang nồi than về phòng mình và bế cháu nằm xông than cùng. Lo sợ con nhỏ sức đề kháng yếu lại hít phải khí than độc nên những ngày sau đó, tôi kiên quyết không để mẹ chồng xông than cho cháu. Bà lập tức mắng tôi cực đoan, bảo thủ, rằng ở quê bà bao đời nay người ta vẫn làm thế có độc hại đến ai, rồi thì bà đẻ mấy đứa con trong đó có cả chồng tôi nằm xông than ba tháng trời, đến giờ vẫn lớn lên khỏe mạnh, chẳng bệnh tật gì.

Hết chuyện xông than đến chuyện tắm cho con, mẹ chồng bảo để bà tắm cho cháu. Do trước đó có tham gia lớp học tiền sản, tôi có chút hiểu biết về việc tắm cho con như thế nào mới đúng cách nên có ý hướng dẫn bà tắm theo cách của mình. Nhưng mẹ chồng gạt đi, bảo tắm bằng cách nào chẳng được miễn là cháu bà sạch sẽ, thơm tho. Sau một tuần, tôi không chịu nổi khi thấy đầu con đầy “cứt trâu” vì mẹ chồng không gội nhiều nước mà chỉ vắt khăn ướt lau qua. Rồi rốn con tôi có dấu hiệu viêm nhiễm vì bà không cho vệ sinh thay băng rốn hàng ngày bởi lo sợ làm thế sẽ ảnh hưởng đến rốn của cháu. Đúng như dự đoán, mấy ngày sau rốn con tôi bị viêm nhiễm phải nằm viện một tuần. Sau lần đó, tôi bấm bụng thuê y tá về tắm cho con mặc cho mẹ chồng phản đối. Hàng ngày, bà giận cá chém thớt, rầy la tôi không ngớt vì “tội” vượt mặt mẹ chồng khi quyết định các vấn đề liên quan đến cháu bà. Vì con, tôi đều cố gắng chịu đựng tất cả.

Do điều kiện công việc, tôi không nghỉ thai sản hết 6 tháng và 4 tháng đã phải đi làm, việc chăm sóc cu Bin mẹ chồng tôi “xung phong” đảm nhiệm. Tôi lên thực đơn chi tiết giờ con uống sữa, hướng dẫn tỉ mỉ cách làm ấm sữa, tiệt trùng bình sữa như thế nào. Thế nhưng ngày đầu tiên đi làm về, tôi thất vọng khi thấy mấy bịch sữa mẹ mà tôi vắt sẵn để cho con uống gần như còn nguyên. Bà bảo sữa của tôi xấu, con bú nhiều mà chẳng thấy lớn nên bà mua sữa bột của Mỹ về cho cháu. Tôi bảo sữa bột không tốt như sữa mẹ lại đắt đỏ thì  bà ví dụ cháu hàng xóm toàn uống sữa ngoại nên mập mạp. Vấn đề tốn kém tôi không phải lo vì  bà thừa tiền mua sữa ngoại cho cháu uống cả đời. Tôi kiên quyết phản đối và cố tình làm căng, mẹ chồng mới chịu dùng sữa mẹ tích trữ trong tủ lạnh. Thế nhưng khi tôi đi làm, bà lại tự ý chăm cháu theo cách của mình. Có lần tôi phát hiện bà bí mật bỏ sữa mẹ trữ lạnh tôi chuẩn bị sẵn rồi pha sữa bột cho cháu uống. Hộp sữa bột đó, bà giấu kỹ trong phòng riêng.

Khi con bắt đầu chuyển sang giải đoạn ăn bột, cháo, tôi cố gắng rèn cho con nếp ăn ngồi một chỗ nhưng mẹ chồng lại cho cháu ăn kiểu rong từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Công thức nấu cháo, bột, bà cũng tự chế theo ý mình. Có nhiều hôm đi làm về nhìn bát cháo mẹ chồng cho con ăn mà tôi ứa nước mắt. Thay vì nấu cháo mặn theo đồ tôi chuẩn bị sẵn thì bà lại nấu cháo đường cho cháu ăn. Tôi phàn nàn thì bà bảo ngày xưa bố nó với các cô, chú đều ăn cháo đường mà lớn cả. Rồi thay vì ăn theo chế độ dinh dưỡng thì bà cho cháu ăn bất cứ thứ gì bà cho là béo, bổ.

Cứ thế, con tôi trở thành đứa trẻ béo phì khi chưa đến 2 tuổi. Nhìn thấy cháu mập mạp, bà vui sướng trong khi tôi lo lắng vô cùng vì bác sĩ cảnh báo về nguy cơ con sẽ bị mắc bệnh tiểu đường sớm nếu duy trì tình trạng béo phì lâu. Dù nói thế nào, mẹ chồng cũng không chịu hiểu mà cứ “lấn quyền” chăm con của tôi. Thỉnh thoảng, tôi phải đấu tranh để dành lại quyền chăm con theo ý của mình. Mỗi lần như thế, mâu thuẫn giữa bà và tôi lại căng thẳng, quan hệ vợ chồng cũng bị ảnh hưởng theo. Không ít lần tôi nghĩ đến chuyện ly hôn để thoát khỏi mẹ chồng độc đoán.

Theo báo Phụ nữ Thủ đô

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Đang cập nhật dữ liệu !