Cháu bà nội tội bà ngoại

Có lúc thấy bà ốm mệt vẫn phải cố dậy lo cho con cháu, ông bực mình lớn tiếng về nhà chồng mà ở. Về được mấy hôm, chúng nó lại dắt díu nhau quay trở lại nhờ vả mẹ...
Cháu bà nội tội bà ngoại - ảnh 1

Ảnh minh họa

- Câu lạc bộ dưỡng sinh tổ chức đi lễ các chùa miền Bắc đấy. Lần này, bà tham gia nhé, mỗi người đóng 3 triệu đồng, đi trong một tuần.

Nghe bà bạn trong câu lạc bộ nói, bà Hạnh ngần ngừ.

- Để tôi tính đã nhé, tháng này cái Thảo nhà tôi sinh con. Nếu bà thông gia sắp xếp để trông mẹ con nó thì tôi tham gia, còn không chắc tôi không đi đâu.

- Con gái sinh con đã có gia đình chồng lo, sao bà cứ ôm đồm thế. Con đầu cháu sớm, chắc gì người ta để cho bà chăm sóc.

Bà Hạnh cũng hi vọng thế nhưng chẳng nói trước được vì sợ lại giống như hồi con gái đầu của bà sinh con. Nó cũng sinh “con đầu cháu sớm”. Vậy mà ngay tháng đầu tiên, bà thông gia bảo cho về bên ngoại ở cữ vì tâm lý con gái bao giờ cũng muốn mẹ đẻ chăm sóc. Bấy giờ nghĩ đón mẹ con nó về chăm sóc cũng tiện cả đôi bề, bà đồng ý. Chăm con, chăm cháu, bà chẳng nề hà, nhưng hơi buồn vì sự ỷ lại của nhà thông gia. Hơn một tháng con gái bà ở cữ, nhà chồng chỉ thỉnh thoảng gọi điện hỏi thăm con cháu lấy lệ. Còn lại, bà phải lo tất cho mẹ con nó từ ăn uống đến các khoản bỉm, sữa. Con rể công tác xa, thương vợ thương con cũng chỉ biết gọi điện thoại hỏi thăm hàng ngày. Lương nó thấp, tiền gửi về cho vợ con chẳng được mấy. Con gái bà học xong ra trường chưa kịp xin việc làm ổn định đã vội cưới chồng, rồi chửa đẻ luôn nên cũng chẳng có tiền. Do đó, bà gần như phải vừa chăm vừa nuôi cho con gái và cháu ngoại.

Đến tháng thứ ba, mẹ chồng mới đánh tiếng xin phép đón con dâu và cháu nội về. Bà nghĩ giờ đến lúc bên đó lo cho con cháu họ nhưng được mấy hôm con gái lại gọi điện về thỏ thẻ xin mẹ ít tiền. Nó than thở chưa đi làm nên không có tiền tiêu, lương chồng gửi về mẹ chồng đều giữ hết bảo để mua thức ăn hàng ngày cho hai mẹ con. Mỗi lần cần mua bỉm sữa cho con, nó phải xin mẹ chồng. Ban đầu, mẹ chồng còn vui vẻ đưa cho, sau thì bóng gió bảo chẳng biết phải nuôi dâu ăn bám đến bao giờ.

Vậy là, bà đành phải giảm bớt chi tiêu trong nhà để có tiền gửi cho con gái. Ông bà về hưu, lương hàng tháng chỉ đủ trang trải cuộc sống. Chút tiền gửi tiết kiệm phòng khi vợ chồng ốm đau cũng bị bà bớt xén dần dần để đỡ đần cho con. Mỗi lần ông than thở chuyện con gái lớn lấy chồng rồi mà vẫn không tự lo nổi thân còn dựa dẫm vào bố mẹ, bà lại động viên bảo giờ nó khó khăn còn sau này sẽ khác.

Ngày gả con gái thứ hai, ông bà vui mừng vì gia đình thông gia khấm khá. Với lại, con gái ông bà cũng đã có công việc ổn định, thu nhập khá nên về kinh tế không phải lo. Bà dự định, nếu nó sinh sẽ cố gắng sắp xếp sang với con một tuần đầu rồi về với ông. Ai ngờ cũng giống như đứa trước, bà thông gia ngọt nhạt bảo mẹ con nó sinh xong sẽ nhờ ông bà ngoại chăm sóc trong thời gian ở cữ. Bà nội sức yếu không lo được cho con dâu và cháu nội. Cô con gái cũng muốn được mẹ chăm sóc giống như chị gái. Vậy là cả vợ chồng, con cái chúng nó dọn về ngoại ở. Chuyến đi lễ Phật với câu lạc bộ dưỡng sinh của bà bị hủy bỏ.

Lần này chăm sóc con gái thứ ở cữ, bà không phải bỏ tiền ra lo từ đầu đến cuối như con gái đầu. Vợ chồng con gái thứ đưa tiền chi tiêu hàng ngày cho bà thoải mái. Khổ nỗi, chúng nó xem việc đưa tiền cho bà là xong nhiệm vụ còn lại tất cả là mẹ phải lo. Rể của bà là con một, từ nhỏ đến lớn đều được phục vụ tận răng nên giờ nó chẳng biết làm gì. Hàng ngày đi làm về là nó lên phòng chơi với vợ con, chẳng đỡ đần cho bố mẹ vợ. Ngay cả chuyện giặt giũ, ăn uống, bà cũng phải “phục vụ” nó. Cả ngày bà vật lộn lo cơm nước cho con gái, tắm rửa, giặt giũ cho cháu ngoại. Đêm, bà tưởng được nghỉ ngơi nhưng rồi vẫn phải lục đục trở dậy vì cháu khóc mà con gái không dỗ được, còn con rể ngủ chẳng biết gì.

Ngày nghỉ, con rể về nhà đèo bố mẹ sang thăm cháu nội. Ông bà thông gia sang nhìn cháu được chăm sóc chỉn chu, rối rít cảm ơn ông bà ngoại. Trong khi thông gia ngồi chơi với cháu, bà lại cặm cụi chợ búa nấu nướng phục vụ khách. Bà trở thành giúp việc của con cháu từ lúc nào không hay.

Thỉnh thoảng mệt mỏi quá, bà kêu ông bóp chân tay hộ, miệng than thở chẳng biết lúc nào mới hết “nợ” con cháu. Ông thương vợ nhưng chẳng biết làm thế nào. Có lúc thấy bà ốm mệt vẫn phải cố dậy lo cho con cháu, ông bực mình lớn tiếng về nhà chồng mà ở. Về được mấy hôm, chúng nó lại dắt díu nhau quay trở lại nhờ vả mẹ. Hết thời gian ở cữ, thậm chí là đầy năm, chúng nó mới đưa nhau về bên nhà chồng. Nhưng bà cũng chưa được yên thân, thỉnh thoảng cháu ốm đau, bà nội lại gọi điện sang nhờ vả bà ngoại sang chăm cháu vài hôm. Bà lại khăn gói sang chăm cháu. Mỗi lần xong nhiệm vụ trở về, bà đuối sức, mệt mỏi than “cháu bà nội, tội bà ngoại”.

Vương Ngọc Mùi/Báo Phụ nữ Thủ đô

Mất cả bố lẫn mẹ trong một đêm, cậu bé được bác dâu yêu thương hết lòng

Cậu bé mồ côi lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà ngoại và hai bác, chưa từng thấy mặc cảm.

Sinh 8 con gái bị gièm pha, vợ chồng nhận 'lộc trời thương' tuổi xế chiều

Câu chuyện về gia đình ông Thương bà Xuân (quê ở thôn An Lạc, Triệu Long, Quảng Trị), đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Gia đình ở Nghệ An có 8 con gái xinh đẹp, cùng nhau theo ngành y, dược

Các chị em gái của Thu Huyền (Nghệ An) đều giỏi giang, năng động. Cô nào cũng có sự nghiệp ổn định, gia đình êm ấm.

Kiều Trinh: Từ 'nữ hoàng cảnh nóng', bị lừa trắng tay đến mẹ đơn thân hạnh phúc

''Sự mạnh mẽ có thể là lý do khiến các mối quan hệ của tôi tan vỡ. Tôi thiếu đi sự dịu dàng và yếu đuối mà nhiều đàn ông mong muốn ở người phụ nữ", Kiều Trinh chia sẻ.

Vợ chồng ở Nghệ An sinh 15 con: Cơ ngơi đáng nể, mở mái ấm giúp trăm người

Dù sinh đến 15 người con, nhưng vợ chồng ông Hoàng Văn Thịnh vẫn dư dả tài chính để chăm lo. Không chỉ nuôi con, ông còn mở 3 mái ấm cưu mang bệnh nhân tâm thần, trẻ mồ côi…

Người cha kể lại khoảnh khắc nữ điều dưỡng ở Hải Phòng cấp cứu con bị sặc sữa

"Điều dưỡng Thảo đã tái sinh con trai tôi một lần nữa. Chị đã giữ lại sinh mạng cháu khi con ngưng thở do sặc sữa", anh T., bố cháu bé sơ sinh ở Hải Phòng, chia sẻ.

Niềm hạnh phúc của cụ ông 93 tuổi trong căn nhà siêu nhỏ hình tam giác ở TPHCM

Dù chân yếu, tay run, cụ ông 93 tuổi ở TPHCM vẫn quyết định sống một mình trong căn nhà hình tam giác bé tẹo, chật chội.

Cụ bà 99 tuổi đến thăm em gái 90, cuộc trò chuyện qua cánh cổng gây xúc động

Hình ảnh hai chị em ở tuổi “gần đất xa trời” vẫn yêu thương, quấn quýt nhau khiến nhiều người cảm động.

3 lần ly hôn bất thành vì có bầu, người phụ nữ không ngờ nhận quả ngọt

Cảm thấy không còn tình cảm với chồng, người vợ quyết định ly hôn. Thế nhưng lần nào trong thời gian chờ hòa giải, người vợ cũng mang bầu.

Đang cập nhật dữ liệu !