Ngủ là thời gian để cơ thể hoàn toàn thư giãn nghỉ ngơi, giúp các tế bào hồi phục sau một ngày làm việc. Ðối với người cao tuổi, giấc ngủ lại càng quan trọng hơn trong việc nâng cao sức khỏe.
Chăm sóc giấc ngủ người cao tuổi
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Với người bình thường, mỗi đêm ngủ khoảng từ 6 - 7 giờ là đủ. Riêng với người cao tuổi mà ngủ được một giấc liên tục khoảng 5 - 6 giờ là tốt, vì nhu cầu ngủ ở người cao tuổi tuổi ít hơn ở thời kỳ tuổi trẻ.
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Ở người cao tuổi, rối loạn giấc ngủ có thể là thiếu hoặc mất ngủ, tạm thời ngắn hạn hoặc kéo dài kinh niên. Mất ngủ tạm thời thường là do những ưu tư căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày hoặc khi du lịch nơi xa, lạ nước lạ cái khó ngủ. Mất ngủ ngắn hạn vài ba tuần lễ có thể là do thói quen ngủ kém hoặc là do đau nhức xương khớp.
Người già nên ngủ một giấc liên tục khoảng 5 - 6 giờ là tốt nhất. (Ảnh: Inmagine)
Còn mất ngủ kinh niên có thể là do các bệnh thể chất trầm trọng như ung thư, loét dạ dày, Parkinson… nhất là rối loạn tinh thần, buồn rầu trầm cảm, tức giận, ghen tuông. Cũng có nhiều người do mắc chứng tiểu đêm, ban đêm phải thức dậy vài ba lần rồi khó trở lại với giấc ngủ. Do đó, mất ngủ là dấu hiệu của một bệnh hoặc một hoàn cảnh nào đó.
Khi bị mất ngủ, không nên tự ý uống thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay vì thuốc ngủ không thể giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi. Ngoài ra cũng nên sắp xếp lại giờ ngủ, nơi ngủ, tạo ra một thói quen. Cơ thể có một đồng hồ sinh học, trong đó một số các sinh hoạt của con người được “thảo trình”, cứ tới giờ đó là phải thực hiện công việc đó. Có người cứ 7 giờ tối là đã có thói quen đi ngủ rồi thức dậy lúc 2 - 3 giờ sáng làm việc. Có người ngủ muộn hơn và dậy muộn hơn. Tạo ra thói quen này rất tốt để duy trì thức ngủ bình thường.
Ðể giấc ngủ là... tiên
Phòng ngủ phải yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng hoặc quá mềm. Phòng tối hoặc hơi có ánh sáng nhẹ màu đỏ hoặc tím dễ kéo dài giấc ngủ hơn là ánh sáng trắng.
Nếu đang ngủ mà vì một tiếng động, một ác mộng, một ý nghĩ quấy rầy hoặc phải tiểu đêm mà không ngủ lại được thì đừng nằm trằn trọc trên giường, trở mình qua lại. Hãy đứng dậy, uống một chút nước uống rồi làm một công việc nhẹ nào đó, cho tới khi thấy buồn ngủ là vào giường nằm ngủ.
Tránh ăn quá no trước giờ ngủ, tránh những chất gây kích thích thần kinh như rượu, cà phê thuốc lá, thực phẩm chứa nhiều gia vị quá cay chua.
Tránh tập luyện cơ thể quá sức, kích thích thần kinh khiến ta khó đi vào giấc ngủ. Có thể tập vài động tác co duỗi cơ bắp nhẹ nhàng ba giờ trước khi lên giường hoặc làm các động tác như xoa mặt, xoa gáy, xoa tai, xoa bụng, xoa ngực mỗi nơi mươi lần, chà hai bàn chân, bàn tay cho máu huyết lưu thông, tinh thần thư giãn rồi thảnh thơi vào giường nằm ngủ.
Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.
Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.
Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.
Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.
Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.