Chậm bổ sung nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa là có tội!

Đó là phát biểu của Giáo sư - Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) tại "Hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam" vừa được Hội này và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức tại Đà Nẵng.

Chậm bổ sung nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa là có tội!

>> Vì sao Lịch sử là môn học bị coi thường nhất? (Phần 1)

>> Vì sao Lịch sử là môn học bị coi thường nhất? (Phần 2)

>> Có học sinh Đà Nẵng không biết Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm?

>> Hoa hậu Việt Nam 2012 sẽ bổ sung hoạt động liên quan đến biển, đảo

Chậm bổ sung nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa là có tội!

Người dân và học sinh Đà Nẵng tìm hiểu các tư liệu lịch sử về quần đảo Hoàng Sa - Ảnh: HC

Ai sẽ chịu trách nhiệm trước tiền nhân và hậu thế?

Tại hội thảo này, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển) đã có bài tham luận "Thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa (SGK) trong điều kiện chưa có công trình chuẩn quốc gia về lịch sử (LS) Việt Nam" được đông đảo các đại biểu hết sức chú ý.

Trong đó, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh: Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa là trang sử bi hùng được viết bằng máu xương của các lớp thế hệ người Việt Nam từ thời kỳ Vương quốc Chămpa cho đến chúa Nguyễn, Vương triều Nguyễn và tiếp diễn cho đến ngày nay. Tư liệu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa hết sức phong phú, chuẩn xác, cả ở trong nước và ngoài nước. Đây không chỉ là quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Việt Nam ta mà hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ của pháp luật quốc tế.

"Thế mà có cả một thời gian dài vấn đề hiển nhiên và trọng đại này lại bị coi là "nhạy cảm", để rồi LS của một đất nước, một cộng đồng dân cư sinh ra trên bờ biển, sống cùng biển, chết không rời biển lại không có lấy một dòng nào về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng. Ai là người phải chịu trách nhiệm trước cả tiền nhân và hậu thế về sự lệch lạc này của lịch sử đất nước?" - GS-TS Nguyễn Quang Ngọc đặt câu hỏi đầy bức xúc.

Cũng với tâm trạng tương tự, GS-TS Nguyễn Thị Côi (ĐH Sư phạm Hà Nội) đã thẳng thắn kiến nghị với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (chủ trì cuộc hội thảo) với tư cách là một nhà giáo dạy LS đã có 40 năm đứng lớp, trong đó có 5 năm dạy phổ thông và 35 năm dạy ĐH sư phạm: "Nếu vì Tổ quốc, vì dân tộc, vì đất nước này thì Bộ GD-ĐT phải chú ý tới môn LS và phải đặt nó vào đúng vị trí vốn có của nó!".

Theo GS-TS Nguyễn Thị Côi, sử không phải là chính trị nhưng sử phải phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước. Cho nên, trước mắt Bộ GD-ĐT cần cố gắng tạo điều kiện cho Vụ THPT ra được tài liệu hướng dẫn cho giáo viên môn LS dạy về LS biển đảo. Nếu vì chưa có sách giáo khoa (SGK) mới mà không đưa nội dung này vào chương trình dạy học thì từ bây giờ đến năm 2015, khi được hỏi về Hoàng Sa, Trường Sa, học sinh của chúng ta sẽ không biết gì cả.

"Chúng tôi sẽ là người giúp hướng dẫn dạy trong nội khoá như thế nào, dạy ngoại khoá như thế nào trước khi chúng ta có chương trình mới, SGK mới đưa phần Hoàng Sa, Trường Sa vào. Trước mắt phải làm cái này đã, và tôi mong là Bộ GD-ĐT sẽ chấp nhận!" - GS-TS Nguyễn Thị Côi tha thiết kiến nghị.

Chậm bổ sung nội dung giáo dục về Hoàng Sa, Trường Sa là có tội!

GS-VS, NGND Phan Huy Lê trả lời phỏng vấn riêng của Infonet bên lề "Hội thảo khoa học quốc gia về dạy và học Lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam" - Ảnh: HC

Cái tội của người lớn, của nền giáo dục đối với lớp trẻ!

Bên lề cuộc hội thảo, PV Infonet đã có cuộc phỏng vấn riêng Giáo sư - Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân (GS-VS, NGND) Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) về kiến nghị của GS-TS Nguyễn Thị Côi cũng như các kiến nghị tương tự trước đó của PGS-TS Nghiêm Đình Vỳ (Chủ tịch Hội đồng bộ môn Lịch sử, Bộ GD-ĐT), PGS-TS Trịnh Đình Tùng (ĐHQG Hà Nội). GS-VS, NGND Phan Huy Lê cho hay:

Tôi rất nhất trí và hoàn toàn ủng hộ các đề nghị đưa nội dung giáo dục về LS Hoàng Sa, Trường Sa vào SGK. Không phải đến hôm nay mà cách đây mấy tháng, Hội Khoa học LS Việt Nam đã chính thức có công văn đề nghị Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ GD-ĐT và một số Bộ liên quan không nên chờ đến năm 2015, khi biên soạn SGK mới mà từ bây giờ phải bổ sung ngay biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa vào nội dung giáo dục cho lớp trẻ.

Trong một buổi làm việc do Ban Tuyên giáo chủ trì, có đại diện của tất cả các cơ quan hữu quan, thì có thể nói tất cả mọi người đều nhất trí với kiến nghị này của Hội Khoa học LS Việt Nam. Tôi không biết là phản hồi đó đã tới với Bộ GD-ĐT hay chưa?

Thưa GS, điều gì đã, đang và sẽ xảy ra nếu HS của chúng ta tiếp tục không được giáo dục một cách đầy đủ về chủ quyền biển đảo, về Hoàng Sa, Trường Sa?

GS-VS, NGND Phan Huy Lê: Ta hình dung lớp trẻ lớn lên giữa lúc biển Đông đang dậy sóng như vậy, trước một vấn đề mà cả đất nước đang quan tâm như vậy mà không biết gì hết hoặc hiểu biết lơ mơ, hiểu biết sai lầm thì cực kỳ nguy hại. Nhất là khi họ làm trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc trong bối cảnh hiện nay hoặc là khi đi ra nước ngoài, tiếp xúc với bạn bè quốc tế.

Tôi rất buồn khi các em đi ra nước ngoài, trong các buổi giao lưu quốc tế không phát biểu ý kiến của mình hoặc không bảo vệ được ý kiến về chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa, Trường Sa. Tôi cho đó là một thiếu sót rất đáng tiếc. Nếu chúng ta không bổ sung kịp thời nội dung Hoàng Sa, Trường Sa vào trong giáo dục phổ thông là một sai lầm không thể tha thứ được.

Thưa GS, một sự bổ sung như vậy liệu có khó khăn gì không?

GS-VS, NGND Phan Huy Lê: Trước đây không có (tư liệu - PV) thì có lý do để hiểu (vì sao chậm bổ sung - PV), nhưng đến bây giờ mà vẫn không bổ sung thì quá chậm trễ. Cho nên tôi kiến nghị Bộ GD-ĐT phải bổ sung ngay lập tức, càng sớm càng tốt những kiến thức về biển Đông và chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa chứ không thể chậm trễ hơn được nữa, không chờ đến năm 2015 khi biên soạn SGK mới.

Sự bổ sung này không có gì khó khăn cả. Nếu mình chưa đưa vào SGK thì mình bổ sung bằng các tài liệu, trong đó có một tài liệu học tập cho học sinh và một tài liệu có tính chất trình bày rộng hơn để mở rộng kiến thức cho các thầy, cô giáo. Rồi hàng năm có những lớp tập huấn bổ sung thêm kiến thức cho thầy, cô giáo.

GS nhận định như thế nào về hiểu biết hiện nay của nhân dân ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa?

GS-VS, NGND Phan Huy Lê: Tôi rất tiếc là hiểu biết của nhân dân ta nói chung về Hoàng Sa, Trường Sa còn quá hạn chế vì các công trình nghiên cứu được công bố ít quá. Và trong đó, học sinh là lớp trẻ, là tương lai của đất nước không được trang bị một tí gì hết về Hoàng Sa và Trường Sa, về biển Đông.

Đã có lần tôi nói rằng nếu chậm trễ cái này, để cho các em lớn lên mù tịt về biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là cái tội của chúng ta, cái tội của người lớn và của nền giáo dục đối với lớp trẻ!

Xin trân trọng cám ơn GS đã dành cho báo điện tử Infonet cuộc phỏng vấn này!

HẢI CHÂU

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !