Câu chuyện của cô gái lặn lội đi tìm người tình cũ cho cha
Ảnh minh họa |
Cô con gái ích kỷ không muốn chia sẻ cha cho người khác
Những ngày cuối năm công việc bộn bề nhưng với bà Nga những vị khách đặc biệt của bà là điều làm nên một năm cũ đã qua. Câu chuyện được bà Nga nhớ khá rành mạch.
Năm cô con gái Vũ Hương Quỳnh mới 4 tuổi, vợ ông Vũ Văn Quang qua đời vì tai nạn giao thông. Ông Quang cho rằng tai nạn xảy ra với vợ mình là do ông nen quyết định ở vậy chăm con. Ai cũng khuyên ông nên tìm cho con gái người mẹ mới, ông Quang chỉ cười “lẽ nào bánh đúc có xương...”.
Ông Quang cho rằng không có người phụ nữ nào thông cảm cho hoàn cảnh cha con mình. Ông thương con, tự nhủ chờ bé Quỳnh lớn rồi tính tiếp. Hai cha con họ cứ quấn quýt lấy nhau như hình với bóng. Cảnh gà trống nuôi con, ông Quang lúc nào cũng tất bật.
Nhiều người động viên Quỳnh để cha đi lấy vợ nhưng cô bé kiên quyết phản đối. Quỳnh không muốn chia sẻ tình cảm của cha mình cho bất cứ ai. Từ nhỏ, ông là chỗ dựa duy nhất, Quỳnh sợ bố sẽ không còn thương mình như trước.
Con gái phản đối tình yêu nhưng tình cảm ông Quang dành do Trang ngày càng sâu đậm. Ông chỉ dám gặp gỡ Trang bên ngoài. Mùa hè, Quỳnh về nhà bà ngoại chơi, ông Quang mới thoải mái đi gặp người yêu. Hai người đi lại với nhau vài năm liền sau đó.
Sự hối hận của cô con gái
Năm 25, Quỳnh lấy chồng. Chồng Quỳnh là người Hà Nội nhưng công tác ở TP.HCM. Cô theo chồng vào Sài Gòn để lại cha một mình ở thủ đô. Mỗi lần gọi điện ra thăm cha, Quỳnh thấy thương cha da diết. Vui bên chồng mới cưới, Quỳnh lại chợt nghĩ đến cảnh cha đang cô đơn, một mình không ai chăm sóc. Cả đời ông đã sống vì cô vậy mà Quỳnh không thể ở bên ông lúc ông già.
Một hôm, chồng Quỳnh lại mang cho cô quyển tuyển tập truyện ngắn hay. Cô cầm quyển truyện đọc ngấu nghiến để giết thời gian. Nước mắt cô ướt nhòe trang sách khi Quỳnh đọc đến câu chuyện “Cha tôi”. Hình như tác giả viết bài này chỉ dành riêng cho Quỳnh. Nhân vật trong câu chuyện giống hệt với Quỳnh. Quỳnh nhớ cốt truyện mình đã đọc “Cô gái trong truyện cũng mồ côi mẹ và do một bàn tay cha chăm sóc. Cô không cho bố quan hệ với bất cứ người phụ nữ nào. Sau khi con gái đi lấy chồng xa, người cha ở lại sống trong cô đơn, hiu quạnh và đã mất vì bị đột quỵ không cấp cứu kịp thời. Cô gái đó về gặp cha để nói lời xin lỗi thì đã quá muộn”...
Có lẽ vì thế, Trang hận ông và bế đứa con trai của ông bỏ về quê. Ông chỉ nhớ quê Trang. Không muốn Quỳnh buồn sao nhãng việc học nên ông đã cố quên người phụ nữ đó. Nhiều lần, ông cũng muốn tìm Trang để nói lời xin lỗi nhưng ông không dám đối diện với người phụ nữ mình yêu.
Ngay lúc đó, Quỳnh bàn với cha đi tìm cô Trang. Họ đã lục tung địa chỉ ở quê của cô Trang để tìm đến. Khi thấy bố con Quỳnh, cô Trang đã bỏ chạy, cô chỉ dừng lại khi nghe tiếng Quỳnh gọi “Mẹ ơi”. Sau khi tìm được người phụ nữ năm xưa cho cha, Quỳnh yên tâm hơn vì cha mình có người chăm sóc.
Tuy nhiên, Quỳnh vẫn có chút ngập ngùng vì đứa em kia không biết có phải em ruột minh không. Quỳnh đã mang mẫu đi xét nghiệm ADN. Kết quả, họ là chị em cùng cha. Khi cầm tờ kết quả, Quỳnh thở phào. Cô yên tâm quay vào Sài Gòn với chồng.