Cận cảnh tấm áo choàng làm từ tơ nhện độc nhất vô nhị
Tấm áo choàng trưng bày bên trong Bảo tàng Victoria và Albert ở London, Anh làm từ tơ của 1,2 triệu con nhện trong vòng 7 năm thu thập.
Một nhà sử học và nhà khoa học nghiên cứu về nhện là những người dẫn đầu dự án táo bạo, thu thập tơ nhện từ 1,2 triệu con trong vòng bảy năm để tạo ra chiếc áo choàng khổng lồ.
Năm 2012, Nicholas Godley và Simon Peers, chuyên gia dệt may người Anh, trưng bày sản phẩm của họ, chiếc áo choàng làm từ tơ nhện tại Bảo tàng Victoria và Albert ở London, Anh.
Đó là kết quả của một dự án kéo dài 7 năm ở Madagascar, nơi hai người đã sống khá lâu để nghiên cứu. Cùng với một đội gồm 80 người, họ thu hoạch tơ của hàng triệu con nhện.
Tấm áo choàng tuyệt đẹp làm từ tơ nhện. |
Chiếc áo được tạo ra trong 7 năm. |
Nicholas Godley giải thích: "Ý tưởng sử dụng tơ nhện để tạo ra hàng may mặc đã có từ 300 năm trước. Nỗ lực quan trọng cuối cùng thành công là vào đầu thế kỷ. Ông Jacob Paul Camboue, đã thử nghiệm lấy tơ nhện".
Trong suốt quá trình làm việc, Nicholas Godley tiết lộ ông rất thích chúng nhưng vẫn cảm thấy sợ hãi. Nhện rất độc và chúng cắn người.
Để thu thập tơ, nhóm nghiên cứu sử dụng nhiều cọc dài để những con nhện cái Golden Orb nhả tơ. Tuy nhiên, họ phải tách biệt những con nhện vì chúng là loài nhện có hiện tượng ăn thịt đồng loại.
Cận cảnh tấm áo choàng làm từ tơ nhện độc nhất vô nhị. |
Ban đầu, nhóm đã sản xuất một chiếc khăn thổ cẩm dài 4 mét, lần đầu tiên được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của New York vào năm 2009.
Sau đó, họ tiếp tục với ý tưởng làm nên chiếc áo choàng từ tơ nhện. Sau khoảng 6.000 giờ thêu và hàng triệu con nhện nhả tơ, chiếc áo choàng đã hoàn thành. Được biết, chiếc áo choàng rất nhẹ, mặc như không mặc.
Nicholas Godley nói: "Chiếc áo choàng từ tơ nhện giống như áo tàng hình. Bạn gần như không biết mình đang mặc nó. Mạng nhện có thể ở đây hôm nay nhưng sẽ biến mất vào ngày mai nhưng chúng tôi đã tìm cách để khai thác và biến thành một thứ lâu dài. Tuy nhiên, tôi biết từ góc độ thời trang nó không thực tế. Đó là loại sợi tự nhiên, nó co lại vì vậy không thể giặt. Giá thành để sản xuất rất đắt".
Loạt bức ảnh cuộc sống hoang dã ấn tượng nhất 2020
Mỗi năm, nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới đã gửi hàng chục ngàn tấm ảnh về cuộc sống nơi hoang dã để tham dự cuộc thi Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã của năm do Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London, Anh tổ chức.
HD (lược dịch)