Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm

“4 thanh gỗ sưa sau khi được dỡ ở đình đã được mang sang một gian nhỏ bên chùa Cựu Quán để thực hiện việc mua bán” - Bà Nguyễn Thị Trọng người dân chứng kiến từ đầu đến cuối vụ việc cho biết.

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 1

Đình thôn Cựu Quán xã Đức Thượng (Hoài Đức- Hà Nội)

“Khi gia đình tôi đang ăn cơm tối, lúc đó vào khoảng 18h (2/3-PV), tôi nhận được tin báo có người bán trộm gỗ của đình làng. Ngay sau khi nhận được tin tôi liền chạy ngay ra đình thì phát hiện mái đình đã bị phá dỡ trước đó, 4 thanh gỗ sưa sau khi được dỡ ở đình đã được mang sang một gian nhỏ bên chùa Cựu Quán để thực hiện việc cân kéo, mua bán”. Bà Trọng nhớ lại.

Cũng theo bà Trọng, việc cân gỗ sưa được làm hết sức cẩn thận và chia làm nhiều lần. Ngay sau khi cân gỗ xong liền được sư thầy Bản (Sư trụ trì chùa Cựu Quán- PV) cho ô tô chở đi luôn.

"Những người tham gia vào việc bán gỗ sưa gồm 6 người: Ni sư Thích Nữ Diệu Bản, trụ trì chùa Cựu Quán; ông Nguyễn Phú Lực, Trường thôn; ông Nguyễn Ích Chắt, trưởng Ban khánh tiết; ông Nguyễn Ích Bạ, phó Ban khánh tiết và ông Nguyễn Hữu Thắng, người trông coi Đình. Bốn thanh gỗ được cân thành 4 lần, tổng số gỗ nặng 127,5 kg, trừ gỗ rác 7,5 kg, còn lại 120 kg và được bán với giá 10 triệu đồng/1kg. Số tiền được trả bằng 3 quyển số tiết kiệm trị giá 1 tỷ đồng, số còn lại được trả bằng tiền mặt, toàn tờ mệnh giá 500 nghìn đồng". Bà Trọng cho biết.

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 2

Bà Trọng đang chỉ lại hiện trường nơi diễn ra vụ mua bán gỗ sưa trong đêm ngày 2/3 tại chùa Cựu Quán

Có mặt tại nơi diễn ra vụ mua bán gỗ sưa, theo quan sát của PV, nơi đây là một gian trái nhỏ rộng khoảng 6 mét vuông nằm khuất trong không gian chùa. Nơi đây thường ngày nhà chùa dùng để làm kho chứa các đồ dùng không cần thiết và được trang bị đèn điện đầy đủ. 

Trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, ông Trương Văn Thảo, Trưởng công an xã Đức Thượng cho biết: Ngay sau khi được người dân phản ánh đình làng mất trộm số lượng gỗ sưa lớn, công an đã tiến hành điều tra và lập biên bản về vụ việc. Số lượng gỗ sưa ở đình làng mà người dân phản ánh là bị mất gồm 4 thanh có khối lượng 127,5 kg. Số gỗ sưa đó đã được bán cho trụ trì chùa Cựu Quán với giá 10 triệu đồng/kg.

"Bước đầu, vị trụ trì này thừa nhận là mua gỗ sưa để làm kỷ niệm nhưng không rõ là đã chuyển gỗ sưa đi đâu, hiện tại vị sư  này cũng không có mặt ở chùa, chúng tôi vẫn đang phối hợp với công an huyện Hoài Đức để làm rõ" - ông Thảo cho biết.

Còn theo ý kiến của các cụ cao niên trong làng, thì việc mua bán lén lút gỗ sưa trong đêm vừa qua có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phá hoại nơi thờ tự. “Việc tự tiện phá dỡ mái đình, lấy gỗ sưa đem bán không những phá hoại nơi thờ tự mà còn gây dư luận xấu trong nhân dân" - ông Trần Văn Hựu, hội viên người cao tuổi thôn Cựu Quán bức xúc.

Tại buổi làm việc với báo chí vào chiều ngày 5/3 về vụ việc bán gỗ sưa gây hoang mang dư luận tại thôn Cựu Quán, đại diện công an huyện Hoài Đức xác nhận, hiện công an huyện đã nhận được hồ sơ của vụ việc và đang tiến hành xác minh.

Theo thông tin công an huyện nhận được thì đây không phải là vụ trộm cắp gỗ sưa mà là các cụ trong làng tiến hành bán gỗ sưa để lấy tiền tu sửa đình. Sau khi tiến hành điều tra và có kết quả cụ thể sẽ thông tin cho các báo để phản ánh đến dư luận. Vị đại diện của công an huyện Hoài Đức cho biết thêm.

Một số hình ảnh về vụ việc mua bán gỗ sưa trái phép diễn ra tại thôn Cựu Quán (Hoài Đức- Hà Nội):

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 3

Đình làng thôn Cựu Quán (Hoài Đức- Hà Nội). Theo người dân ở đây được biết: Đình làng hiện thờ Lục Vị Đại Vương, trong đình có nhiều gỗ sưa do các cụ để lại.

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 4

Bốn thanh gỗ sưa bị bán trộm vào đêm mùng 2/3 chính là mái vảy của đình dùng để che nắng che mưa. Hiện mái đình vẫn chưa được lợp lại. Trong ảnh: Mái vảy của đình làng Cựu Quán được che tạm bằng bạt và chưa được lợp lại do bị rút mất bốn thanh gỗ sưa đem bán.

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 5

Số gỗ sưa đang bị thay thế thì người dân phát hiện. Trong ảnh: Bốn thanh gỗ mới nằm ở trong đình được người dân giữ lại làm chứng cứ

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 6

Ngay sau khi phát hiện số gỗ sưa bị bán trong đêm, nhiều người dân trong thôn đã bức xúc kéo về đình làng đòi lại số gỗ sưa bị mất

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 7

Những thanh gỗ mới ở ngoài sân đình đang chuẩn bị dùng để thay thế

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 8

Người dân thôn Cựu Quán họp nhau lại để tìm cách giải quyết. Trong ảnh: Bà Nguyễn Thị Trọng (người ngồi đầu tiên bên trái) là nhân chứng, chứng kiến việc mua bán gỗ sưa trong đêm 2/3 diễn ra tại chùa Cựu Quán.

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 9

Bà Trọng tường thuật lại vụ mua bán gỗ sưa tại gian nhà bên chùa Cựu Quán. Trong ảnh: Địa điểm nơi diễn ra việc cân bán gỗ sưa tối ngày 2/3

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 10

Gian mua bán gỗ sưa nằm khuất trong chùa Cựu Quán. Nơi đây là chỗ để đồ của chùa

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 11

Cụ bà Trần Thị Thi (88 tuổi) thôn Cựu Quán bức xúc,mong muốn các cơ quan ban ngành có trách nhiệm, vào cuộc làm rõ và sớm phục hồi nguyên trạng như cũ để người dân tránh hoang mang

Cận cảnh nơi “lén lút” mua bán gỗ sưa tiền tỷ trong đêm - ảnh 12

Chiều ngày 5/3, nhiều người dân hiếu kỳ vẫn kéo đến đình làng Cựu Quán để xem hiện trường và nghe ngóng vụ việc

Bá Quỳnh

Tuyên Quang: Tài xế tố bị giữ xe, đòi tiền chuộc 500 triệu đồng

Một vụ việc có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản và chiếm giữ phương tiện trái pháp luật đang gây bức xúc trong giới vận tải.

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Đang cập nhật dữ liệu !