Cận cảnh bộ sưu tập tiền cổ trị giá cả tỷ đồng của thầy giáo dạy văn
Thầy Phạm Văn Thành (56 tuổi), hiện sống ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, giáo viên dạy văn trường THPT Đức Phổ 2, cùng huyện, kể; "Sau một thời gian gắn sự đam mê với đồ cổ từ thời còn là học sinh; cách đây khoảng 10 năm, cảm nhận được cái hay từ những đồng tiền cổ nên đã chuyển sang sưu tập thứ này".
"Không chỉ đơn thuần được làm ra để làm "thước đo" cho giá trị hàng hóa, vật chất... mà người chơi còn cảm nhận được về một nền văn hóa, sự thịnh suy về kinh tế của từng triều đại, thời kỳ đã làm ra nó", thầy Thành giải thích.
Thầy Thành với một trong số tiền giấy đã sưu tập được. |
Theo đó sau hơn 10 năm tìm kiếm, sưu tầm với vô số chuyến theo tàu, xe ngược xuôi nam-bắc; thầy Thành đã sưu tầm gần như được toàn bộ số đồng tiền được làm bằng chất liệu đồng, giấy... ra từ thời vua Đinh Tiên Hoàng (khoảng năm 968-980) đến tận thời kỳ này.
Đặc biệt trong số đó, có nhiều tờ, bộ tiền vô cùng quí hiếm, với trị giá từ 10-25 triệu đồng/tờ, đồng như: Tờ Thái Bình Kim Bảo, bộ tiền thưởng mà các triều đại vua phong kiến và thực dân làm để thưởng cho quan lại, tờ tiền được làm bằng chất liệu rơm đầu tiên của Cách mạng....
Tuy không biết số tiền cổ, kim với gần 4000 đồng các loại, gồm: Trên 2.500 đồng đúc bằng kim loại, còn lại là tiền giấy hiện có giá là bao nhiêu, nhưng thầy Thành cho biết chỉ riêng số tiền đã bỏ ra mua trong suốt gần 10 năm qua ước tính trên 1 tỉ đồng.
Dù sở hữu trong tay bộ tiền cổ quí giá như vậy, thế nhưng điều đáng quý ở thầy giáo này đó là không giữ khư khư cho riêng mình, thầy Thành sẵn sàng mang ra giới thiệu tận tình với bất cứ ai quan tâm và có niềm đam mê, muốn tìm hiểu về tiền cổ.
Một số hình ảnh về bộ sưu tập tiền cổ của thầy Thành mà phóng viên đã ghi lại:
Số tiền kim loại và giấy mà thầy Thầy đã sưu tầm được |
Đồng tiền kim loại đầu tiên (nhỏ) và cuối cùng (lớn) do triều đại phong kiến Việt Nam tự sản xuất để lưu hành. |
Theo VTC