Cam chịu bất hạnh vì sợ... tiếng xấu ly hôn

Định kiến về ly hôn trong xã hội lâu nay đã khiến một bộ phận vợ chồng, đặc biệt là phụ nữ thà chấp nhận cam chịu bạo lực, hôn nhân bất hạnh còn hơn mang tiếng xấu bỏ chồng...

Sống khổ vì không muốn đời con giống đời mẹ

Chị Nguyễn Thị M (46 tuổi, Nam Định) là một trong số những phụ nữ di cư ở Hà Nội có “thâm niên” bị bạo lực gia đình hơn chục năm nay. Ở xóm trọ (Chương Dương, Hoàn Kiếm, HN) những phụ nữ làm nghề đồng nát, bán hàng dạo, bốc vác, chở hàng thuê thỉnh thoảng lại chứng kiến cảnh chị M bị chồng đánh đập. Lần nào, chị M cũng im lặng cam chịu như thể đã “chai đòn chồng”. Nhiều người khuyên chị ly hôn nhưng chị bảo có chết cũng không làm việc đó.

Cam chịu bất hạnh vì sợ... tiếng xấu ly hôn - ảnh 1

Xích sắt, búa đinh, bếp than… là hung khí người chồng dùng để bạo hành vợ - (Hiện vật được những người vợ bị bạo hành gửi đến trưng bày tại một cuộc triển lãm về BLGĐ) - Ảnh minh họa

Bố mẹ chị M cũng ly hôn nên chị hiểu ly hôn bị kỳ thị như thế nào. “Khi cha mẹ ly hôn, bạn bè không chơi với anh em tôi như trước, thậm chí còn tìm cách tránh xa. Sau này, tôi mới biết nguyên nhân là do người lớn sợ con chơi với chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Họ cho rằng những người ly hôn chẳng tốt đẹp gì, nên con cái của họ cũng vậy. Lớn lên, chúng tôi lại một lần nữa gặp khó khăn trong chuyện tình cảm. Người ta khó chấp nhận con dâu, con rể có hoàn cảnh cha mẹ ly hôn, bởi tâm lý “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” - chị M kể.

Đó là nguyên nhân khiến hai người anh trai của chị M phải khó khăn lắm mới lấy được vợ. Còn chị đổ vỡ tình cảm bao nhiêu lần vì sự kỳ thị về hoàn cảnh gia đình ly hôn. Đến khi quá lứa lỡ thì, chị đành chấp nhận lấy một người đàn ông có quá khứ “iêng hùng”. Chồng chị lười biếng, tính vũ phu, hay ghen tuông thường xuyên hành hạ vợ con.

Một mình chị bươn chải lo kinh tế nuôi cả nhà nhưng vẫn bị chồng bạo hành, mẹ chồng chửi mắng. Con dâu làm việc gì không vừa mắt, bà đều đay nghiến chuyện cha mẹ chị ly hôn nên không dạy dỗ con gái đến nơi đến chốn. Các cháu lỡ làm sai, bà chửi “cái giống” nhà chị hư hỏng nên dạy con làm sao được.

Để tránh đòn chồng, chị M ra Hà Nội làm nghề đồng nát và lau nhà thuê. Vất vả làm việc bất kể ngày đêm để kiếm tiền gửi về quê cho chồng con nhưng chị vẫn không được sống yên thân. Thỉnh thoảng anh chồng lại tìm ra Hà Nội để đánh ghen vì nghe đồn vợ ở ngoài này chị có “bồ”. Cuộc sống cơ cực nhưng chưa bao giờ chị nghĩ đến ly hôn, bởi sợ các con lại sống khổ như mẹ.

Nỗi ánh ảnh miệng đời thế gian

Hiện nay, không chỉ có những phụ nữ thiếu hiểu biết ở nông thôn, phụ nữ yếu thế phải cam chịu cuộc sống hôn nhân bất hạnh, trở thành nạn nhân bạo lực gia đình trong một thời gian dài vì sợ tiếng xấu ly hôn. Mà ngay cả những người trẻ có trình độ cũng sợ ly hôn bởi không muốn người thân khổ vì tiếng xấu có con bỏ chồng, hay bị chồng bỏ.

Trên một diễn đàn mạng xã hội bàn về vấn đề này, nickname Anhphil... chia sẻ câu chuyện của mình. Kết hôn được mấy tháng, cô phát hiện chồng bắt cá hai tay. Không chấp nhận sống cảnh chung chồng, cô nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng nghĩ cho đứa con còn nằm trong bụng nên không nỡ ký vào đơn. Niềm hi vọng con ra đời sẽ khiến chồng thay đổi của cô bị tắt ngấm khi anh ta vẫn ngang nhiên đi lại với tình nhân, bỏ bê vợ con. Tình nghĩa vợ chồng cạn dần, cô nhiều lần bế con về bên nhà bố mẹ đẻ nói chuyện ly hôn. Nhưng lần nào, ông bà cũng tỏ ra đau buồn cùng cực. Đối với họ, việc con gái bỏ chồng sẽ khiến gia đình mất mặt, nhục nhã với mọi người. Nhìn cảnh bố mẹ già còn phải lo lắng, đau khổ vì mình, cô lại không đành lòng ly hôn, tiếp tục duy trì cuộc sống hôn nhân bất hạnh.

Câu chuyện được hàng trăm ý kiến vào bàn luận, chia sẻ trên diễn đàn. Bất ngờ hơn là có rất nhiều người vợ trẻ thú nhận cũng đang nằm trong hoàn cảnh sống khổ vì sợ người thân phải mang tiếng xấu có con ly hôn. “Bố mẹ gần như van xin mình đừng ly hôn vì nếu làm thế em gái sẽ khó lấy chồng. Người ta sẽ cho rằng cô chị chẳng ra gì mới bị chồng bỏ, chắc gì cô em tốt đẹp hơn. Làm sao mình có thể gây cản trở việc lấy chồng của em gái được. Vậy là đành nuốt nước mắt cam chịu cuộc sống đau khổ” – nickname HoangNga (28 tuổi) chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý Thanh Tùng (Trung tâm tư vấn HNGĐ) cho rằng: Lâu nay khi hôn nhân tan vỡ vì bất cứ lý do gì thì người trong cuộc thường bị kỳ thị, đàm tiếu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến xã hội có định kiến nặng nề về ly hôn. Để tránh định kiến xấu này, nhiều người đã cố tình duy trì “cái vỏ” gia đình. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đã có không ít án mạng gia đình xảy ra chỉ vì sự cam chịu bạo lực của người vợ trong những cuộc hôn nhân bất hạnh.

Theo báo Phụ nữ Thủ đô

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !