Cách nào "giải cứu" làng nghề Việt

Vay vốn để phát triển sản xuất và xúc tiến các hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm là nhu cầu bức thiết của nhiều làng nghề hiện nay...

Đau đầu vì hàng tồn kho

Dù đã bước vào mùa hè, thời điểm tiêu thụ sản phẩm lụa mạnh nhất trong năm, nhưng làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội) vẫn khá vắng vẻ. Lác đác có đoàn khách du lịch nước ngoài đến tham quan xưởng dệt và mua hàng. Còn lại, khách trong nước đến đây chủ yếu là để “ngắm” chứ ít người mua.

Nhu cầu giảm khiến nhiều cơ sở lụa ở Vạn Phúc phải sản xuất cầm chừng, hoặc ngừng hoạt động, chuyển nghề khác. Cơ sở sản xuất lụa Thanh Hà nằm im lìm, không một tiếng động phát ra từ máy dệt. Những năm trước đây khi hàng bán chạy, ba máy dệt của cơ sở này liên tục chạy hết công suất. Tuy nhiên, nhiều tháng nay đã phải ngừng hoạt động vì hàng sản xuất ra không thể tiêu thụ được.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, chủ cơ sở sản xuất lụa tơ tằm Thanh Hà cho biết, hiện tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lụa đang gặp rất nhiều khó khăn. Một phần do thiếu nguyên liệu, dẫn đến giá tơ tăng cao khiến chi phí đầu vào tăng, giá thành cũng theo đó phải tăng lên. Nhưng cái khó nhất hiện nay đối với các cơ sở sản xuất lụa, đó là họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa sản phẩm lụa của Vạn Phúc với lụa Trung Quốc; cùng với đó là nhu cầu của người dân giảm mạnh, khiến sản phẩm sản xuất ra không bán được.

`Giải cứu` làng nghề: Không chỉ giảm thuế

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh bên mẫu lụa Long vân, sản phẩm chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: M.N.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sinh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề lụa Vạn Phúc cho biết, hiện Hiệp hội có hơn 400 hội viên thì có khoảng 150 hội viên (chiếm khoảng 35%) đã chuyển nghề khác, nguyên nhân là do lụa sản xuất ra không bán được.

Do đặc trưng của mặt hàng lụa, nên mùa hè nhu cầu tăng cao hơn so với mùa đông. Tuy nhiên, so với những năm trước đây, lượng tiêu thụ giảm đáng kể (khoảng 30-40%).

“Mặc dù nhu cầu có tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ so với mùa đông. Để có hàng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, một vài cơ sở đã tăng thời gian sản xuất, ví như trước đây làm việc 8 tiếng/ngày, thì nay tăng thêm 1-2 tiếng nữa, chứ không có ý định mở rộng quy mô”, ông Sinh nói.

Theo ông Lê Xuân Phổ, Chủ tịch Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội), tình trạng tồn kho do sản phẩm sản xuất ra không bán được của các thành viên tăng cao, trong khi đó chi phí đầu vào như: giá điện, giá gas, phí vận chuyển, lương công nhân đều tăng, khiến các hộ sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ tại làng nghề gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng hiện có 400 hội viên, trong đó có 40 doanh nghiệp. Số hàng tồn kho là khá lớn, nhiều hộ đã phải ngừng sản xuất, chuyển hướng sang kinh doanh dịch vụ như bán hàng để tiêu thụ hàng tồn kho, gia công cho các doanh nghiệp lớn…

Khó tiếp cận vốn ưu đãi

Ông Trần Tước, chủ cơ sở sản xuất gốm sứ mỹ nghệ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, hiện khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp (DN) sản xuất gốm sứ xuất khẩu là vấn đề vốn. Nhiều khi DN cần vốn nhưng rất khó tiếp cận. Theo phân tích của ông Tước, để vay được vốn, DN phải tiến hành rất nhiều thủ tục, từ khi làm hồ sơ vay vốn đến khi được chấp thuận là cả một quá trình nên ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN.

“Thông thường, với những đơn hàng xuất khẩu, đối tác nước ngoài chỉ đặt trước khoảng 20% giá trị của hợp đồng. Sau khi xuất hàng thì mới thanh toán tiếp số tiền còn lại. Vì vậy, nhiều cơ sở đã bỏ lỡ những hợp đồng xuất khẩu vì không có đủ vốn để sản xuất”, ông Tước cho biết.

Ông Lê Xuân Phổ cho rằng, gói cứu trợ 29 nghìn tỉ mà Chính phủ đưa ra rất khó đến được với các hộ gia đình cũng như các DN là thành viên của Hiệp hội làng nghề. Nếu có đến được cũng "không hỗ trợ đươc bao nhiêu". Lý do theo ông Phổ, đó là các thành viên trong Hiệp hội không quan tâm đến vấn đề thuế, bởi số tiền thuế phải nộp hàng năm rất thấp, không đáng bao nhiêu trong chi phí sản xuất, kinh doanh đối với các hộ gia đình.

Về vấn đề vay vốn, với quy mô sản xuất gia đình và tình hình tiêu thụ sản phẩm chậm như hiện nay, ít hộ gia đình nào có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô. Đối với các xuất khẩu, thì nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào các đơn hàng xuất khẩu. Khi có đơn hàng, các DN mới có nhu cầu vay vốn, nhưng thủ tục vay rất rườm rà, phải có tài sản thế chấp…

Ông Phổ đề nghị, vấn đề trước mắt và cấp bách hiện nay để tháo gỡ khó khăn cho làng nghề là nhà nước nên quan tâm hỗ trợ vay vốn ưu đãi để hạ giá thành sản phẩm, tiến hành các hoạt động xúc tiến bán hàng, nhất là xuất khẩu để giải quyết hàng tồn kho.

Minh Nhật

Minh Nhật

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.