Cách lập văn khấn tiếng Việt Tết Giáp Ngọ
Chuẩn bị lễ cẩn thận trước khi cúng - ảnh minh hoạ |
Thông thường, văn tế, văn khấn chia làm 3 đoạn chính:
Đoạn thứ 1: Gồm ngày tháng, tên người đứng ra chủ động việc cúng tế và nói về lễ vật.
Đoạn thứ 2: Gồm tên tuổi, hiệu, thuỵ và các vị được cúng tế.
Đoạn thứ 3: Nói rõ việc tế lễ, nhân dịp nào.
Chú ý, trong các lễ giỗ kỵ, văn khấn cần viết sẵn ra giấy. Người chủ lễ đứng trước bàn thờ, vái 4 vái rồi cầm giấy đưa ra trước mặt mà đọc. Đọc xong vái 5 vái. Tiếp theo là thân nhân trong gia đình vào lễ theo thứ tự.
Một bài văn khấn Nôm dùng vào việc cúng gia tiên mà gia đình nào cũng có thể dùng:
Ngày.... tháng (ví dụ: tháng Chạp).... năm.... (ví dụ: Giáp Ngọ), tín chủ là.... (ví dụ: Nguyễn Văn Huy), sinh quán tại.... trú quán tại... cùng toàn gia:
Cúc cung bái trước bàn thờ,
Kính dâng lễ bạc hương hoa rượu trầu,
Cùng là phẩm vật trước sau,
Lòng thành tậm nguyện thỉnh cầu gia tiên;
Cao tằng tổ khảo đôi bên,
Cao tằng tổ kỵ dưới trên người người,
Cô dì chú bác kính mời,
Đệ huynh đồng thỉnh tới nơi từ đường,
Cúi xin hưởng chút lễ thường
Và xin phù hộ khang cường toàn gia,
Cẩn cáo!
Tham khảo thêm: Gia lễ xưa và nay