Cách các nhà khoa học bảo quản quả tim cá voi nặng 200 Kg
Nhưng các nhà nghiên cứu động vật có vú tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario tại Toronto đã may mắn, khi họ gặp được xác một con cá voi xanh trôi dạt vào bờ vẫn trong tình trạng đủ tốt. Ngày đẹp trời vào năm 2014 ấy, trên bờ biển Newfoundland, họ đã thu về được một quả tim cá voi nặng 200kg.
Quả tim cá voi. |
“Chính do kích cỡ của nó mà tốc độ phân hủy bị đẩy nhanh lên, vì thế chúng tôi đã rất may mắn khi thu về được quả tim của nó”, Jaqueline Miller, người dẫn đầu đội ngũ bảo quản quả tim cho hay. Mới đây, quả tim vừa mới được trưng bày cho công chúng tới xem và nhân dịp này, nhà nghiên cứu Miller nói kĩ hơn về quá trình bảo quản đặc biệt có tên là plastination – xin phép tạm dịch là “nhựa hóa” bởi quá trình này bao gồm công đoạn thay thế nước và mỡ trong mẫu vật bằng một số loại nhựa đặc biệt.
Và đây là các công đoạn ấy:
Các công đoạn lấy tim cá voi ra khỏi cơ thể và bảo quản. |
1. Quá trình lấy tim ra khỏi cơ thể con vật
Mười người công nhân sử dụng một móc sắt kéo thịt của con cá voi, bắt đầu từ phần đuôi, để chia thành những phần thịt nhỏ. Khi họ mổ tới được phần tim, các kĩ thuật viên sẽ cắt mạch máu dẫn vào tim, mở lồng ngực và đẩy quả tim ra ngoài.
Lúc này, đội ngũ đang đứng ngập đầu gối trong phần thịt thối rữa của con cá voi. “Như là đấu vật trong bùn vậy”, Miller nói.
2. Làm nở quả tim
Khi không có máu chuyển về, quả tim con cá voi sẽ xẹp xuống. Vì thế các nhà nghiên cứu đưa vòi vào 2 mạch máu, bịt những đường thoát bằng chai nhựa và đổ vào trong tim hơn 2.600 lít formaldehyde. Mục đích của họ là làm cứng cơ quả tim, dừng việc phân hủy và làm phồng quả tim về hình dáng ban đầu.
3. Vận chuyển
Họ bọc quả tim vào 3 lớp thấm nước, sử dụng một xe nâng đưa quả tim vào một thùng thép lớn và đổ vào đó xốp vận chuyển hàng. Sau đó, quả tim được vận chuyển bằng đường không tới Gubener Plastinate, một cơ sở “nhựa hóa” tại Đức.
Con cá voi phát nổ trong quá trình vận chuyển. |
4. Công đoạn “nhựa hóa – plastinate”
Những nhà giải phẫu người Đức sẽ ngâm quả tim trong acetone (axeton) và thay dung dịch này liên tục. Trong quãng thời gian 6 tháng, acetone sẽ thay thế các phân tử nước trong mô quả tim. Và sau đó, quá trình “nhựa hóa” sẽ được tiến hành.
Họ sẽ tưới lên quả tim dung dịch silicon polymer và đưa quả tim vào một buồng chân không. Áp lực không khí sẽ giảm xuống gần giống ngoài Vũ trụ, khiến cho acetone bay mất và các phân tử polymer sẽ thay thế chỗ của chúng.
5. Quá trình “thuộc” tim
Các kĩ sư sẽ sử dụng một chất khí thuộc để làm cứng silicon có trong quả tim. Sau ba tháng, quả tim sẽ trở thành một quả tim nhựa khổng lồ. Sau đó thì nó có thể tự tin đứng trong viện bảo tàng mà chẳng sợ những bàn tay táy máy của người tham quan sờ vào.