Các nhà khoa học bàn cách phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ

Ngày 13/10/2020 tại Hà Nội, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn Quản lý Tài nguyên (CORENARM) tổ chức Hội thảo “Chính sách, đầu tư và quản lý bền vững cho hệ thống rừng phòng hộ Việt Nam”.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Vụ Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ, đại diện sở NN&PTNT, Ban Quản lý rừng phòng hộ, Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tại một số tỉnh thành trên cả nước, cùng các bộ đang công tác tại các viện nghiên cứu, đơn vị quản lý liên quan đến rừng phòng hộ.

Rừng phòng hộ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh môi trường quốc gia, đồng thời cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho phát triển kinh tế xã hội địa phương và đời sống cộng đồng sống gần rừng. Tuy nhiên, thực tế trong quản lý bảo vệ rừng cho thấy các ban quan lý và chủ rừng phòng hộ đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong việc duy trì hoạt động và quản lý bền vững diện tích rừng được giao. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển như yêu cầu lập phương án quản lý rừng bền vững, khuyến khích các đơn vị tự chủ, nhưng quá trình thực thi còn bộc lộ nhiều bất cập cần giải quyết.

Trên cơ sở đó, hội thảo tạo nên không gian mở để các đại biểu cùng đưa ra đánh giá về thực trạng, khó khăn, thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ Việt Nam; chia sẻ những sáng kiến mới trong quản lý, phát triển bền vững hệ thống rừng phòng hộ; đề xuất, kiến nghị chính sách và thực thi quản lý rừng bền vững và định hướng đầu tư cho hệ thống rừng phòng hộ.

{keywords}
Các nhà khoa học tham gia Hội thảo.

Ông Trần Quốc Cảnh, Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Trong bối cảnh xã hội và ngành lâm nghiệp hiện nay, các ban quản lý chắc chắn phải quản lý rừng bền vững. Nhưng để thực hiện quản lý rừng bền vững đòi hỏi những điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần trước hết là các Ban Quản lý rừng phòng hộ phải biết được các giá trị của rừng mình do quản lý chứ không phải quản lý diện tích như hiện tại. Và để thực hiện được quản lý rừng bền vững đòi hỏi nguồn tài chính ổn định, lâu dài cho các ban”.

Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương, Nghệ An nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao quyền tự chủ cho các Ban Quản lý rừng phòng hộ hiện nay. “Để có thể bảo vệ rừng hiệu quả, các Ban Quản lý rừng phòng hộ phải được trao quyền tự chủ theo đúng nghĩa. Hiện tại, các Ban Quản lý không được tự chủ về nhân sự, về số hợp đồng bảo vệ rừng. Đối với khoán bảo vệ rừng, hiện Ban Quản lý không được quyền chọn các đối tượng giao khoán mà phải ưu tiên khoán cho các hộ nghèo, trong khi các hộ nghèo thường thiếu nhân lực lao động nên thiếu khả năng bảo vệ rừng” – Đại biểu cho biết thêm.

Các kiến nghị, sáng kiến được thảo luận trong hội thảo sẽ được nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ quá trình hoạch định chính sách lâm nghiệp cấp tỉnh và cấp quốc gia trong thời gian tới.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Bảo tồn và Sử dụng bền vững Đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam (BIO) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Đức (GIZ) tài trợ.

Nguyễn Tuân 

Quảng Trị phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định về việc giao vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

TP. HCM: Hơn 30 tổ chức tôn giáo ký kết tham gia bảo vệ môi trường

TP. HCM phấn đấu đến hết năm 2026 sẽ có 100% các chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo, các tổ chức Tôn giáo... được tiếp cận thông tin về bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH); tích cực hưởng ứng, tham gia BVMT và ứng phó BĐKH.

Lào Cai duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai năm 2022 đạt khá, đạt 9,02%, cao hơn 3,57 điểm % so với năm 2021; xếp thứ 4/14 tỉnh trong vùng và 26/63 tỉnh, thành phố, tăng 3 bậc so năm 2021.

Phát triển dệt may, da giày là ngành chủ lực về xuất khẩu

Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”.

Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tín dụng chính sách xã hội tạo việc làm cho hơn 867 nghìn lao động

Năm 2023, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo hướng tới mục tiêu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường tại Long An

Năm 2023, UBND tỉnh Long An yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị, địa phương tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm đảm bảo quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Hỗ trợ 73 ngôi nhà chống bão, lụt cho người nghèo Quảng Bình

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình và tổ chức World Share vừa bàn giao thêm 73 nhà an toàn chống chịu bão, lụt cho các hộ dân nghèo và cận nghèo.

Đắk Nông khuyến khích giảm nghèo bền vững

Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn.

Mỹ Đức (Hà Nội): Diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng

Ngày 28/12/2022, UBND xã An Phú, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức diễn tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng huy động nhiều lực lượng tham gia

Đang cập nhật dữ liệu !