Cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên “chỉ có tiếng chứ không có miếng”?
Thứ tự từ trên xuống dưới: Nescafe - Vinacafe - G7. Trong đó G7 chỉ chiếm chưa tới 5% thị phần |
Theo số liệu của Euromonitor, quy mô thị trường cà phê Việt Nam đạt mức gần 5.000 tỷ đồng vào năm 2014 và gần 5.500 tỷ đồng vào năm 2015.
Thị trường cà phê đã ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong năm 2014, tăng 9% về số lượng và 14% về doanh số bán lẻ. Mức tăng này chủ yếu nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm cà phê hòa tan.
3 cái tên đang dẫn đầu thị trường cà phê hòa tan là Nescafé của Nestlé, Vinacafé của Masan và G7 của Trung Nguyên.
Thực tế, theo số liệu của Euromonitor, nhiều năm nay, thị trường này chỉ có Vinacafé và Nescafé “tranh hùng xưng bá” với thị phần nắm giữ năm 2015 lần lượt là 37,5% và 38,3%.
Còn G7, từng gây xôn xao với việc dừng cung cấp sản phẩm hồi cuối năm ngoái, 5 năm gần đây đều không chiếm đến 5% thị phần.
Thứ tự từ trên xuống dưới: Nescafe - Vinacafe - G7. Trong đó G7 chỉ chiếm chưa tới 5% thị phần |
Từ đồ thị trên có thể thấy, theo Euromonitor, cuộc đua chỉ của riêng Nescafe và Vinacafe. G7 chỉ chiếm thị phần rất thấp.
Tổng thị phần của 2 “ông lớn” Nescafé và Vinacafeđã giảm trong 3 năm gần đây. Nguyên nhân là do sự mở rộng của các thương hiệu cà phê hòa tan khác, trong đó có thể kể đến Mac, Phindeli, Birdy…, giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.
“Cà phê hòa tan với hương vị mạnh tiếp tục là xu hướng trong thời gian tới”, EIM nhận định.
Thứ tự từ trên xuống dưới: Nescafe - Vinacafe - G7. Trong đó G7 chỉ chiếm chưa tới 5% thị phần
Thứ tự từ trên xuống dưới: Nescafe - Vinacafe - G7. Trong đó G7 chỉ chiếm chưa tới 5% thị phần