Bước đi mới của Trung Quốc khiến Ấn Độ "đứng ngồi không yên"

Trong tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng trên thế giới, mới đây, Trung Quốc đã quyết định đầu tư vào khu cảng Hambantota ở Sri Lanka. Động thái của Trung Quốc khiến Ấn Độ không khỏi lo lắng về tương lai của New Delhi ở Ấn Độ Dương.

Theo tạp chí Diplomat, hôm 25/7, Tập đoàn Phát triển cảng Merchants, doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã bất ngờ thông báo chi số tiền 1,12 tỷ USD để mua 85% cổ phần cảng Hambantota ở Sri Lanka trong vòng 99 năm.

Một phần khoản tiền này tương đương 49% được dùng để đầu tư vào một công ty mới mang tên Công ty dịch vụ cảng quốc tế Hambantota (HIPS) mà chính phủ Sri Lanka nắm giữ phần lớn cổ phần. Số tiền còn lại là hơn 146 triệu USD được dùng để chi trả cho quá trình vận hành công ty. Tuy nhiên, tập đoàn Merchants và HIPS sẽ phụ trách hai mảng tách biệt tại cảng Hambantota. Cụ thể, HIPS sẽ phụ trách hoạt động an ninh. Nói cách khác, HIPS hay đơn giản là chính phủ Sri Lanka sẽ kiểm soát khả năng quân sự hóa tại cảng Hambantota.

Khu cảng Hambantota ở Sri Lanka là dự án mới được Trung Quốc đầu tư.

Tuyên bố của tập đoàn Merchants đã ngay lập tức gây được sự chú ý từ các nhà phân tích an ninh Ấn Độ bởi quyết định của Merchants sẽ ảnh hưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc - Ấn Độ - Sri Lanka.  

Lâu nay, Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với khu cảng thương mại và mang tính chiến lược Hambantota. Ngoài việc nằm trên Ấn Độ Dương, khu vực giữ vị thế quan trọng làm cầu nối giữa châu Phi, Trung Quốc và với Đông Nam Á, cảng Hambantota nằm ngay ở giữa các tuyến đường cung cấp năng lượng thiết yếu giúp Bắc Kinh hiện thực hóa tham vọng "Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Nói cách khác, thông qua hoạt động đầu tư vào cảng Hambantota, Trung Quốc sẽ mở rộng thêm sự hiện diện địa chính trị ở Ấn Độ Dương. Nhưng đối với Sri Lanka, dù cảng Hambantota có ưu thế ở vị trí nhưng vẫn phải chật vật để thu hút các tàu thuyền và tàu chở hàng tới neo đậu. 

Theo Diplomat, hồi tháng Một, thời điểm dự án Phát triển Khu công nghiệp Trung Quốc – Sri Lanka được chọn đặt ở Mirijjawila, Hambantota, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cho biết 55 nhà đầu tư Trung Quốc đã cam kết đầu tư vào khu công nghiệp đồng thời tạo công ăn việc làm cho gần 100.000 lao động. Tuy nhiên ngay sau đó, dự án này đã gặp phải trục trặc khi người dân Sri Lanka biểu tình phản đối vì cho rằng họ bị mất đất và ngay cả nhiều quan chức nước này cũng khẳng định, Sri Lanka đang mất dần "chủ quyền". 

Về phần mình, Ấn Độ xem sự phát triển ở cảng Hambantota thực sự là mối quan ngại. Bởi lâu nay, Ấn Độ vẫn xem Ấn Độ Dương là sân nhà, do đó, việc Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực này khiến New Delhi đứng ngồi không yên. Điều này được thể hiện qua sự kiện New Delhi đã lên tiếng phản đối việc các tàu ngầm Trung Quốc cập cảng Colombo vào năm 2014. Còn trong năm nay, Sri Lanka đã buộc phải từ chối lời đề xuất từ phía Trung Quốc để một tàu ngầm nước này cập cảng Hambantota hồi tháng Năm.

Sự lo ngại của Ấn Độ càng gia tăng khi Trung Quốc thiết lập sự hiện diện ở quốc gia láng giềng Pakistan thông quan khu cảng ở Gwadar. Đây cũng chính là nơi kết nối Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC), dự án đầu tàu trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Tại Sừng châu Phi, Trung Quốc cũng đã khẳng định tăng cường tầm ảnh hưởng bằng việc mở cửa căn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti hôm 12/7.

Tóm lại tại các quốc gia nghèo khó và có quy mô nhỏ hơn, Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua các dự án kinh tế khi cung cấp nguồn tài chính để tạo ra mối quan hệ hợp tác công nghiệp, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo.

Còn hiện tại, căng thẳng giữa Trung - Ấn vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt kể từ đầu năm nay tại vùng biên giới tranh chấp Doklam thuộc cao nguyên Sikkim.  

Trong bối cảnh, các mối quan tâm hiện dồn về khu vực phía bắc, rõ ràng, Ấn Độ cần có những hành động bảo vệ lợi ích quốc gia trên Ấn Độ Dương cũng như liên minh với Mỹ và Nhật Bản để đối phó trước hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Song thực tế, Ấn Độ đang tỏ ra khá thờ ơ trong việc xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như thiếu kỹ năng quan trọng mà Trung Quốc đang thiết lập đó là "ngoại giao bẫy nợ". Nói cách khác, Bắc Kinh đang sử dụng các công cụ kinh tế để tăng cường vị thế, mở rộng tầm ảnh hưởng và dần biến các nước nhỏ trở thành con nợ chịu sự chi phối. Đây là điều mà Ấn Độ lo ngại sẽ trở thành sự thật ở khu vực Ấn Độ Dương khi Trung Quốc ngày càng mở rộng vị thế trên thế giới. 

Minh Thu (lược dịch)

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator chịu được cùng lúc 2 tên lửa chống tăng

Khung thân xe tăng T-90 khiến xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator có độ bền bỉ vượt trội.

'Kẻ hủy diệt' BMPT Terminator, lá chắn thép mới của lực lượng tăng thiết giáp Nga

Nga đã phát triển dòng xe chiến đấu hỗ trợ tăng BMPT Terminator – một phương tiện kết hợp giữa hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao và công nghệ bảo vệ hiện đại, nhằm tối ưu hóa hiệu quả tác chiến trong môi trường đô thị và địa hình phức tạp.

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Đang cập nhật dữ liệu !