Bức điện khẩn khiến nước Mỹ “choáng váng”

Chiến tranh Việt Nam là một thất bại to lớn, đau đớn và cay đắng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 23/4/1975, Tổng thống Gerald Ford tuyên bố: “Đối với Hoa Kỳ, coi như chiến tranh Việt Nam đã kết thúc”.

Tuyên bố là vậy, nhưng với lịch sử, bức điện hoả tốc trưa ngày 30/4/1975 được đánh đi từ Sài Gòn mới thực sự kết thúc chiến tranh, khiến nước Mỹ thật sự…“choáng váng”.

Bức điện khẩn khiến nước Mỹ “choáng váng” - ảnh 1

Trang nhất báo NewYork Times số ra ngày 30/4, chạy đậm “tít”: Minh (Tổng thống Dương Văn Minh) đã đầu hàng, Việt Cộng đã vào Sài Gòn; 1.000 người Mỹ và 5.500 người Việt được trực thăng “bốc” ra tàu sân bay. (Ảnh trong bài là thời khắc trực thăng “bốc” người di tản tại một cao ốc, nay là toà nhà số 22 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TPHCM).

Chiến dịch “Gió lốc”

9 giờ sáng ngày 29/4/1975, tại văn phòng hãng thông tấn UPI (United Press International) trên tầng 7 Khách sạn Caravelle, Alan Dawson, Trưởng văn phòng UPI đứng ngoài hành lang, với vẻ bồn chồn, nôn nao khác thường. Ông chăm chú theo dõi hàng lượt máy bay trực thăng ầm ầm bay tới bay đi liên tục. Chúng từ các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7, ngoài khơi Biển Đông bay vào Sài Gòn, bốc những người Mỹ di tản và những người cộng tác với Mỹ. Họ đang tập trung trên sân thượng của 28 tòa nhà cao tầng nằm rải rác khắp Sài Gòn, chờ được bay ra các tuần dương hạm đậu ngoài biển theo phương án của cuộc hành quân “Gió lốc”.

Cuộc hành quân mang mật danh “Gió lốc” bắt đầu “thử nghiệm” vào đêm 20 rạng sáng ngày 21/4/1975, khi tuyến phòng thủ cuối cùng ở Xuân Lộc sụp đổ, cửa ngõ Đông Nam Sài Gòn bỏ ngỏ “toang hoác”. Lập tức việc “làm nháp” cuộc hành quân “Gió lốc” được triển khai với quy mô lớn, có 60 máy bay vận tải khổng lồ C.130 – C.141 và hàng trăm máy bay trực thăng khác tham gia. Đây là phương án dự phòng mạo hiểm cuối cùng, khi con đường sơ tán chủ chốt bằng đường hàng không tại các sân bay ở miền Nam đã bị cắt đứt: Di tản toàn bộ những người còn lại bằng trực thăng, được đặt mật danh là “Chiến dịch Gió lốc”. Những người sẽ di tản (gồm người Mỹ, người nước ngoài, và những người Việt) được phát một cuốn sách hướng dẫn nhỏ.

Theo đó, ám hiệu bắt đầu chiến dịch là bài hát “White Christmas” (Giáng Sinh trắng) phát trên Đài phát thanh quân đội Hoa Kỳ. Khi nghe “giai điệu” này, người di tản phải ngay lập tức tập trung tại 1 trong 28 điểm tập kết đã định khắp Sài Gòn. Tại đây, các chuyến xe bus theo 4 tuyến đường khác nhau sẽ đưa họ đến Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) cạnh sân bay. Từ căn cứ này, trực thăng sẽ chở người di tản ra các tàu của Hạm đội 7, đợi sẵn ở ngoài khơi biển Vũng Tàu.

Tiếp đó, chiều ngày 28/4/1975, quân Giải phóng dùng máy bay oanh tạc sân bay Tân Sơn Nhất, không khí hoảng loạn tăng lên cao độ. Tướng Smith Pongar phụ trách chi nhánh CIA tại Sài Gòn, các Phó đại sứ Mỹ hối thúc, đề nghị đại sứ Graham Martin cho thực hiện phương án 4. Martin khăng khăng cho rằng, dùng máy bay lên thẳng lúc này chưa cần thiết, chỉ làm mất “danh dự người Mỹ mà thôi”. Ba giờ sáng ngày 29/4/1975, pháo tầm xa của quân Giải phóng “rót” tới tấp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, đường băng bị bóc, nhà để máy bay tan nát. Cơ quan DAO (nằm gần sân bay) bị trúng đạn, tướng Smith bị hơi nổ quật ngã suýt chết, hai hạ sĩ quan thủy quân lục chiến McMahon và George chết ngay tại chỗ (đây là hai binh sĩ Mỹ cuối cùng tử thương tại Việt Nam). Sân bay Tân Sơn Nhất bị khóa chặt dưới “điệu ru” của các loại pháo. Sáng sớm ngày 29/4, đích thân Đại sứ Mỹ  Graham Martin bắt tướng Smith cùng mình ngồi xe chống đạn ra Tân Sơn Nhất, thị sát tại chỗ.

Tiếng súng lớn, súng nhỏ ran ran khắp nơi, nhiều đám cháy không được cứu chữa thả sức tung cao ngọn lửa, nhiều đoạn đường bay bị bóc tung lên, một chiếc F5B của Sài Gòn buộc phải hạ cánh khẩn cấp nằm chềnh ềnh giữa đường băng, phi công sợ quá đã “bốc hơi”. Hai chiếc C.130 bay đến nhưng không có đường băng hạ cánh đành ngóc đầu bay đi. Martin ủ rũ quay về sứ quán, đành chọn giải pháp cuối cùng thực hiện phương án 4 của cuộc hành quân, di tản cấp tốc. Gần 11 giờ trưa cùng ngày, khi không còn  chần chừ được nữa, ông liên lạc về Mỹ xin khởi động “Chiến dịch Gió lốc”. Khoảng 3 phút sau, đề nghị của ông nhanh chóng được chuẩn y. Và cuộc di tản bằng trực thăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới chính thức bắt đầu. Đến khoảng 19 giờ tối ngày 29/4, Đại sứ Martin và 11 lính thuỷ đánh bộ túc trực trên nóc toà nhà Đại sứ Mỹ để bảo vệ và ra tín hiệu đón các máy bay trực thăng đến đón.

Bức điện khẩn khiến nước Mỹ “choáng váng” - ảnh 2

Các nhà báo của các hãng thông tấn thế giới rời Sài Gòn vào chiều ngày 30/4/1975

Bức điện hỏa tốc đi vào lịch sử nước Mỹ

Sự kiện này khiến cả văn phòng UPI (thời điểm này chỉ còn trưởng văn phòng và 3 phóng viên, thông tín viên) nhộn nhịp, náo động hẳn lên. Các máy móc, thiết bị kỹ thuật thông tin liên tục làm việc. Các phóng viên hối hả đến rồi đi, nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ cặm cụi bên máy thu, máy phát, máy têlêtíp… im lặng – im lặng, chỉ có tiếng vận hành của máy là nghe rõ. 5 giờ sáng ngày 30/4/1975, bộ phận thu nhận được bức điện: “Phu nhân Lady đã lên không trung với Cortu”. Lady 09 là mật danh máy bay lên thẳng chở Martin, còn Cortu là bí danh của Martin. Vậy là… Mỹ đã “buông” cuộc chơi, các phóng viên người ngoại quốc mang nét mặt căng thẳng hối hả đến, rồi với nét mặt bồn chồn khẩn trương ra đi. Họ đi lùng tin, đón tin… để ngay lập tức chuyển về đại bản doanh ở bên kia đại dương và khắp thế giới.

Mọi người trong văn phòng UPI đều cùng một ý nghĩ, họ ngồi chờ một tin tức chính thức nào đó, một sự kiện trọng đại sắp xảy ra. Alan Dawson dang rộng hai cánh tay như muốn hỏi các bạn đồng nghiệp: Các bạn có hiểu tầm quan trọng của sự kiện sắp xảy ra sẽ dẫn tới điều gì không? Hàng triệu, hàng tỷ người trên khắp hành tinh đang nín thở chờ nghe tin tức của sự kiện này. Một mẩu tin được ưu tiên bậc nhất. Một mẩu tin được gửi đi bằng “bức điện hỏa tốc”. Lúc đó, máy sẽ reo lên 10 lần tín hiệu K, tín hiệu này tới máy nào cũng khiến nhân viên trực máy ấy xốn xang, họ lập tức gạt ngay mọi làn sóng họ đang tiếp nhận hoặc gửi đi để đón nhận tần số K dẫn tới các hãng thông tấn Mỹ.

Từ khi lập quốc cho đến thời điểm này, nước Mỹ chỉ mới phát một “bức điện hỏa tốc” tín hiệu K, khi xảy ra sự kiện Tổng thống Kennedy bị ám sát. Hôm nay, ở Sài Gòn này, bản tin mà họ đang như nín thở ngồi chờ sẽ được phát đi.

Văn phòng trở lại im lặng, các máy ghi âm đã “đỏ đèn” chờ ở máy thu tín hiệu, chỉ có tiếng lách tách từ 3 chiếc máy têlêtíp là vẫn điều đặn tung lên không gian những bản tin mới. Bỗng một phóng viên kêu lên: “Tướng Minh bắt đầu nói”. Alan Dawson bước lại đứng sau người nhân viên, bức điện hỏa tốc hiện dần thành văn bản  trong sự hồi hộp, nín thở đến đau cả ngực.

Alan Dawson cầm bức điện giao cho nhân viên người Việt điều khiển têlêtíp tốt nhất để chuyển đi. Anh nhân viên người Việt sững sờ khi đọc hết bức điện, rồi lẹ làng, thận trọng gõ vào máy. Bức điện hỏa tốc được đánh nhắc lại ba lần để tránh mọi sự nhầm lẫn hoặc giả mạo. Tất cả lặng người vì giây phút trọng đại nhất của nghề nghiệp phóng viên chiến tranh đang diễn ra. Khoảng 40 giây sau, chuông của 7.700 máy têlêtíp khắp trên hành tinh reo lên 10 lần, những nhân viên kỹ thuật của 7.500 cơ sở hồi hộp, nín thở tiếp nhận các tín hiệu. Sau đó 60 giây, một bản tin cụ thể hơn, được gửi đi từ văn phòng UPI Sài Gòn, xác nhận: “ZCZ NNN (stop) Bản tin… (stop) Hoà bình – 30/4 (stop) của Alan Dawson – UPI (stop) Sài Gòn – 30 tháng 4 (stop) Tổng thống Dương Văn Minh hôm nay đã ra thông báo Nam Việt Nam đầu hàng và ra lệnh binh sĩ thuộc chính quyền ngừng chiến đấu (stop)…

Sự kiện này khiến hàng triệu, hàng tỷ người trên thế giới nín thở lắng nghe… và Alan Dawson phá tan sự im lặng: “Chiến tranh đã kết thúc. Hòa bình đã về với đất nước đã chịu quá nhiều đau khổ này”. Và họ ôm chầm lấy nhau, chúc mừng hòa bình, chúc mừng sự nghiệp vẻ vang của phóng viên chiến tranh vì đã đánh bức điện hỏa tốc đến khắp thế giới, một bản tin chiến tranh đặc biệt. 

Phương Anh Linh – Quốc Định

Xây dựng con người và công nghệ hướng tới một Việt Nam bao trùm số

Nhằm tạo cầu nối giữa những người sáng tạo công nghệ và các nhóm yếu thế, “Sáng kiến công nghệ bao trùm” giúp họ hòa nhập và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội công bằng và bền vững.

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Đang cập nhật dữ liệu !