Bóng dáng đại gia Cao Minh Sơn trong những khoản nợ xấu ngân hàng

Các khoản nợ xấu lên tới nghìn tỷ được ngân hàng OceanBank thông báo bán đấu giá đều có liên quan đến một cá nhân, ông Cao Minh Sơn, người được nhắc tới trong thời gian qua như một đại gia ngầm trong giới bất động sản.

Theo dõi các thông tin công bố về việc bán đấu giá khoản nợ xấu của OceanBank, có thể thấy nổi lên 3 pháp nhân được nhắc đến là Công Ty TNHH Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Tùng Lâm (Công ty Tùng Lâm), Công ty TNHH Phát triển Việt Hiền (Công ty Việt Hiền) và Công ty Cổ phần Dệt May Đông Á (Công ty Dệt may Đông Á). Cả 3 doanh nghiệp này đều có liên quan đến một nhân vật là ông Cao Minh Sơn.

{keywords}
Ông Cao Minh Sơn. Ảnh: Internet.

Mức giá khởi điểm cho khoản nợ xấu của Công ty Việt Hiền và Dệt may Đông Á lần lượt là 154,845 tỷ đồng và 998,851 tỷ đồng.

Theo OceanBank, khoản nợ xấu của Công ty Việt Hiền phát sinh theo hợp đồng tín dụng được ký ngày 11/6/2012, còn khoản nợ xấu của Công ty Dệt may Đông Á phát sinh theo hợp đồng tín dụng số được ký sau đó không lâu, ngày 29/9/2012.

Trong khi các khoản nợ xấu thường được đảm bảo bằng bất động sản, máy móc, thiết bị,… thì phần lớn tài sản đảm bảo cho hai khoản nợ này là cổ phần tại doanh nghiệp và quyền lợi hình thành trong tương lai.

Theo đó, tài sản cầm cố cho khoản vay của Công ty Việt Hiền gồm: 4.521.175 cổ phần của Công ty Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của Công ty Việt Hiền; 415.000 cổ phần của Công ty Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của ông Cao Minh Sơn; 217.700 cổ phần của Công ty Dệt may Đông Á thuộc sở hữu của ông Trần Văn Vinh.

Còn tài sản đảo bảo cho khoản nợ của Công ty Dệt may Đông Á gồm: 3.600.000 cổ phần của Công ty CP Đầu tư Phúc Thịnh do Công ty Dệt may Đông Á nắm giữ; Quyền đầu tư toàn bộ dự án Đầu tư xây dựng khu thương mại dịch vụ kết hợp nhà ở cao tầng và tài sản hình thành trên đất tại địa điểm số 185 -189 Âu Cơ, phường 14, quận 11, TP.HCM (dự án 185-189 Âu Cơ); Quyền sử dụng đất thuê 50.000m2 và tài sản gắn liền trên đất tại khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); Quyền sử dụng 78.430m2 đất nông nghiệp tại xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi bao gồm 7 GCN QSĐ đất đứng tên 7 hộ nông dân.

Được biết, Công ty Dệt may Đông Á trước đây thuộc sở hữu của Bộ Công Thương và được cổ phần hóa vào năm 2006. Hiện nay ông Cao Minh Sơn vẫn là người đại diện theo pháp luật tại công ty.

Cũng theo một thông báo khác của OceanBank, ngân hàng thông báo đấu giá khoản nợ xấu của Công ty Tùng Lâm với giá khởi điểm 352,937 tỷ đồng, là khoản nợ phát sinh theo hợp đồng tín dụng được ký ngày 28/06/2014.

3 tài sản đảm bảo cho khoản vay này gồm: Quyền phát triển, khai thác dự án và Tài sản hình thành tương lai tại dự án 160 Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội; 48.000 cổ phần CTCP Đầu tư Xây dựng và Du lịch Lạc Hồng thuộc sở hữu CTCP Sản xuất Nhật Minh và ông Cao Minh Sơn, chiếm 80% cổ phần doanh nghiệp; Quyền sử dụng đất thửa đất số 552, tờ bản đồ số 5, thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và Quyền tài sản phát sinh từ việc góp vốn đầu tư dự án Khu đô thị Sông Châu tại thị trấn Vĩnh Trụ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam được cấp cho CTCP Sông Châu (Sông Châu Corp); Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Việt Hiền Và CTCP Sông Châu trong việc thực hiện Dự án khu đô thị Sông Châu.

Được biết, cả Dệt may Đông Á và Công ty Việt Hiền đều thuộc sở hữu của Sông Châu Corp do ông Cao Minh Sơn sở hữu. Điều này cho thấy đã từng có mối quan hệ rất thân thiết giữa cá nhân ông Cao Minh Sơn và OceanBank mới có thể vay hàng nghìn tỷ đồng chỉ bằng mớ cổ phần và dự án trên giấy.

Sau khi rũ bỏ các khoản nợ tại OceanBank, doanh nhân Cao Minh Sơn (sinh năm 1961) âm thầm lấn sân sang lĩnh vực bất động sản thông qua việc thâu tóm cổ phần ở các doanh nghiệp gốc nhà nước sở hữu nhiều bất động sản ở những vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP.HCM.

Hiền Anh

Cuộc chơi địa ốc của đại gia Cao Minh Sơn

Cuộc chơi địa ốc của đại gia Cao Minh Sơn

Thông qua việc mua lại các doanh nghiệp nhà nước, ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư, đại gia Cao Minh Sơn đã âm thầm sở hữu nhiều khu đất công sản, có vị trí đắc địa tại Hà Nội và TP.HCM.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

Nhằm tiếp lửa đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên và gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng đội tuyển.

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.