Bom nhiệt hạch có sức công phá khủng khiếp như thế nào?

Hôm qua (6/1), Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công bom nhiệt hạch (bom H). Nếu điều đó được chứng minh là thật thì đây là thứ vũ khí mạnh nhất mà Bình Nhưỡng từng thử trong quá khứ.

Kỷ nguyên hạt nhân mới trải qua 70 năm lịch sử, trong khi có rất ít quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử thì việc Triều Tiên nâng cấp một quả bom hạt nhân cơ bản trở thành bom nhiệt hạch thực sự khiến cả thế giới phải chú ý. Vậy bom nhiệt hạch là gì, nước nào đang sở hữu vũ khí này và tại sao đó lại là vấn đề toàn cầu?

Sự phân hạch và tổng hợp hạt nhân

Nếu Bình Nhưỡng có thể làm chủ được công nghệ này điều đó có nghĩa là Triều Tiên đã đạt được bước tiến lớn trong năng lực hạt nhân của mình. Các loại vũ khí nguyên tử sử dụng nguyên liệu plutonium mà Triều Tiên đã thử từ trước đến nay cũng đủ mạnh, tương đương với loại bom mà Mỹ thả xuống Nhật Bản trong Thế chiến thứ II, nhưng một quả bom nhiệt hạch là một trình độ hoàn toàn khác.

Bom nguyên tử  hoạt động dựa vào phản ứng phân hạch, theo đó, các nguyên tử plutonium bị bắn phá thành các nguyên tử nhỏ hơn, đồng thời sinh ra nguồn năng lượng rất lớn. Bom A (bom hạt nhân) mà Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945 đã khiến hơn 200.000 người thiệt mạng.

Bom nhiệt hạch có sức công phá khủng khiếp như thế nào? - ảnh 1

Bom nhiệt hạch có sức công phá gấp nhiều lần bom nguyên tử. Ảnh minh họa: Youtube

Trong khi đó,  bom H (bom nhiệt hạch) hoạt động dựa vào quá trình tổng hợp hạt nhân. Thay vì chia thành các nguyên tử lớn hơn, các nguyên tử nhỏ hydrogen được tổng hợp thành các nguyên tử lớn hơn đồng thời tạo ra năng lượng lớn gấp hàng nghìn lần so với loại vũ khí hạt nhân từng sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Bom nhiệt hạch - còn được gọi là bom khinh khí, bom hydro hay bom H - là loại vũ khí hạt nhân có thể tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ. Khi loại vũ khí này được kích hoạt, bức xạ nhiệt từ vụ nổ hạt nhân sẽ làm nóng và tạo sức nén cho phần đầu đạn mang các nguyên liệu như deuterium, tritium  dẫn tới phản ứng nhiệt hạch. Ba loại đồng vị của hydro này có thể dễ dàng hợp nhất thành các nguyên tử lớn hơn và giải phóng một lượng năng lượng cực lớn. Bom nhiệt hạch có sức công phá mạnh hơn rất nhiều so với bom nguyên tử (bom A).

Về mặt lý thuyết, với nguyên lý của bom H, có thể tạo ra những quả bom có sức công phá lớn hàng trăm nghìn kilotone, hoặc thậm chí là tới cả trăm megatone.

Bom nhiệt hạch hoạt động như thế nào?

Quả bom H được xem là một cỗ máy nhưng để vận hành nó cần rất nhiều sức nóng và áp lực để đẩy các nguyên tử lại gần nhau và bắt đầu chuỗi phản ứng hạt nhân.

Quá trình cho nổ bom nhiệt hạch diễn ra hiệu quả nếu sử dụng một quả bom nguyên tử hoạt động như ngòi nổ. Hai vụ nổ xảy ra gần như đồng thời.

Mỹ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc hiện sở hữu bom nhiệt hạch. Ấn Độ và Pakistan cũng được cho là sở hữu bom nguyên tử.

Lịch sử bom nhiệt hạch

Bom nguyên tử mới được sử dụng hai lần trong chiến tranh thế giới, cả hai quả đều do Mỹ thả xuống Nhật Bản. Sức tàn phá của loại bom này hết sức mạnh mẽ và để lại hậu quả lâu dài cho người dân Nhật Bản.

Tuy nhiên, bom nhiệt hạch chưa bao giờ được sử dụng trong thực tế mặc dù có một số lần loại vũ khí nguy hiểm này gần như đã được đưa ra chiến trường. Ví dụ điển hình như trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba trong những năm 1960.

Bởi ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, các cường quốc hạt nhân luôn e dè trong việc sử dụng bom nhiệt hạch. Các hiệp ước hạt nhân cũng hạn chế việc sản xuất các đầu đạn hạt nhân trong vài thập kỷ gần đây.

Tuy chưa bao giờ được sử dụng nhưng bom H đã được thử nghiệm trên thực tế. “Ivy Mike” - vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên của Mỹ diễn ra vào ngày 1/11/1952, tại rạn san hô Enewtak, đảo Elugelab ở Thái Bình Dương. Vụ thử có sức công phá lên tới 10,4 megatone, tạo ra một đám mây hình nấm đạt độ cao gần 37km, đường kính hơn 160km và một hố sâu 50m có đường kính 1,9km. Người ta ước tính vụ nổ đã thổi bay khoảng 80 triệu tấn đất đá và toàn bộ đảo Elugelab bị phá hủy, khu vực xung quanh rạn san hô Enewtak bị nhiễm xạ nặng nề.

Một ví dụ khác phải kể đến là vụ thử bom Tsar (bom Sa hoàng) của Liên Xô với sức công phá 50 megatone, tạo ra sóng chấn động chạy xung quanh Trái Đất 14 vòng.

Lịch sử sức mạnh hạt nhân

Kể từ khi kỷ nguyên hạt nhân suy thoái, ít nhất 8 quốc gia đã tiến hành hơn 2.000 vụ thử hạt nhân. Mỹ là nước đầu tiên thử bom nguyên tử ở bang New Mexico vào ngày 16/7/1945. Các năm tiếp theo, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Triều Tiên lần lượt thử bom. Israel cũng có khả năng sở hữu loại vũ khí hạt nhân này.

Theo tính toán, có khoảng 10.000 đến 15.000 đầu đạn hạt nhân trong các kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân trên thế giới. Trong đó, Triều Tiên là quốc gia duy nhất tiến hành các cuộc thử vũ khí hạt nhân từ sau năm 1999 với bốn lần thử trong các năm 2006, 2009, 2013 và vụ mới nhất năm 2016. Ấn Độ và Pakistan đều tiến hành thử hạt nhân trong năm 1998.

Bài viết được tham khảo nguồn tin CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Tuệ Minh (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !