Bộ xương 4.200 tuổi tiết lộ trường hợp ung thư vú đầu tiên của nhân loại
Bộ trưởng cổ vật Ai Cập Mamdouh el-Damaty cho biết bộ xương trong trạng thái phần hủy bất thường của người phụ nữ sống khoảng cuối Triều đại Pharaon 6.
Ông nói: “Nghiên cứu chỉ ra những tổn thương điển hình vì bị phá hoại do sự di căn của ung thư vú vào xương”.
Kết quả phân tích của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Jaen, Tây Ban Nha cho thấy người phụ nữ này thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội, sống ở thị trấn Elephantine, phía nam Ai Cập.
Ung thư là một trong những thủ phạm giết người hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, trong những ghi chép của khảo cổ học, chúng không xuất hiện như những căn bệnh khác. Do vậy, nhiều người lầm tưởng căn bệnh ung thư xuất hiện từ khi con người bước vào cuộc sống hiện đại.
Năm ngoái, các nhà khảo cổ Anh từng phát hiện bộ xương có niên đại 3.000 năm ở Sudan, tại thời điểm đó, nó được xác định là trường hợp đầu tiên trên thế giới bị ung thư di căn. Hài cốt được xác định là của nam giới có độ tuổi từ 25-35.