Bộ trưởng Thăng muốn thay nhà thầu TQ: Rất phức tạp?

“Mặc dù việc thay nhà thầu Trung Quốc rất phức tạp, nhưng vì tai nạn xảy ra nhiều nên phải thay. Bộ trưởng Đinh La Thăng phải làm cương quyết chứ không thể nửa vời, đã thay thì phải thay ngay".
Bộ trưởng Thăng muốn thay nhà thầu TQ: Rất phức tạp? - ảnh 1

Vụ sập giàn giáo khi thi công đường sắt Cát Linh - Hà Đông chỉ xảy ra sau vụ tai nạn trước đó gần 2 tháng (Ảnh: Xuân Phú)

Chuyên gia giao thông đô thị - TS. Nguyễn Xuân Thủy chia sẻ với phóng viên báo điện tử Infonet về việc Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu Tổng thầu EPC Trung Quốc chấm dứt hợp đồng toàn bộ nhà thầu phụ phía Trung Quốc và ký với các đơn vị của Việt Nam có đủ năng lực, trách nhiệm và giá thầu hợp lý, sát với thực tế tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau phát biểu của Bộ trưởng Đinh La Thăng.

TS. Thủy cho rằng, việc có thay hay không phải phụ thuộc vào hoạt động cụ thể của nhà thầu trên tuyến đường sắt này, xem nhà thầu làm đến đâu, chất lượng thế nào, sai sót đó có phải do năng lực không, mối quan hệ của nước ta với Trung Quốc cũng phải xét đến…

Tuy nhiên, theo quan điểm của TS. Thủy thì nên thay tổng thầu dự án này vì 5 lý do:

Thứ nhất, nhà thầu là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thất nghiêm trọng nhất do tiến độ dự án quá chậm, mà tiến độ chậm thì nhà thầu phải là đơn vị chịu trách nhiệm chính. Nếu cứ chậm một năm sẽ làm tổn thất tiền của nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng. Vì công trình làm xong sớm sẽ giảm bớt ùn tắc, tai nạn, và tăng hiệu quả cho xã hội, ngược lại nếu làm chậm thì hiệu quả đó không còn nữa.

Lý do thứ 2, công trình này đã đội giá lên tới 60%, từ 500 triệu USD đã tăng lên đến hơn 800 triệu USD, đó là cái "không thể chấp nhận được". Điều đó cho thấy cách làm của họ hết sức tùy tiện.

Thứ 3, chỉ trong vòng hơn 1 tháng đã xảy ra tới 2 vụ tai nạn giao thông, mà những vụ tai nạn lại xảy ra một cách rất sơ đẳng chứ không phải do bất khả kháng khi để cả một tấm thép và cả một giàn giáo đổ xuống khi có hàng nghìn phương tiên đi lại.

Lý do thứ 4, trong tương lai, phương tiện đi trên cao đòi hỏi phải có độ ổn định và an toàn rất cao so với các phương tiện đi trên mặt đất. Nếu nhà thầu chọn những phương tiện không tốt, rẻ tiền, dù trông hào nhoáng nhưng chất lượng rất kém, nếu con tàu đổ xuống thì lúc đó mức độ thiệt hại biết đâu mà kể?

Nguyên do thứ 5 là hiệu quả không tốt nếu tiếp tục để nhà thầu đó triển khai, chất lượng và hiệu quả sau này sẽ giảm đi, khiến hiệu quả không tương xứng với số tiền bỏ ra.

“Từ 5 nguyên nhân đó cần phải thay thế nhà thầu khác cho tương xứng. Việc thay thế vừa có tác dụng tìm nhà thầu khác có năng lực hơn và cũng là một cảnh báo nghiêm khắc với nhà thầu sau này”.

Tuy nhiên vị chuyên gia giao thông này cũng cảnh báo việc thay nhà thầu Trung Quốc rất phức tạp, vì vốn ODA của dự án đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh là của Trung Quốc. Nhưng vì tai nạn xảy ra quá nhiều nên buộc phải thay.

“Việc này Bộ trưởng Đinh La Thăng phải làm cương quyết chứ không thể nửa vời. Đã thay thì phải thay ngay, làm thủ tục luôn, kể cả có thiệt thòi một chút cũng phải làm. Lúc đó hiệu quả tuyến đường mới được tạo ra” – TS. Thủy nhìn nhận.

Ông cũng nhấn mạnh, khi thay phải chọn nhà thầu khác cho hợp lý. Nhà thầu Việt Nam có thể đủ sức làm nếu biết chọn lọc một nhà thầu tiêu biểu và bổ sung thêm những người giỏi có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm. TS. Thủy cũng khuyến cáo các thiết bị, phương tiện phục vụ dự án "không được mua của Trung Quốc" mà phải mua của các nước có kinh nghiệm chiều sâu về phương tiện đi trên cao như Thụy Điển, Thụy Sỹ, Tiệp Khắc, Nga, Nhật Bản, Mỹ…mới đảm đương được.

Liên quan đến việc thi công tuyến đường sắt hiện nay, TS. Thủy cho biết, các nước vẫn làm nhưng người ta phải làm những tuyến đường tránh hiện đại, và có lưới bảo hộ như một thiết bị không thể thiếu để che chắn những vật dụng nếu bị văng ra hoặc rơi xuống. Còn chúng ta có thể vì tiết kiệm chi phí nên đã bỏ qua việc làm này.

“Từ tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông đã phát lộ ra những yếu kém trong ngành giao thông, đặc biệt trong ngành đường sắt vốn mục ruỗng lâu nay nhưng vẫn được nhà nước nâng đỡ một cách vô lý” – TS. Nguyễn Xuân Thủy cho hay.

Tại cuộc họp của lãnh đạo Bộ GTVT với Tổng thầu dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã cảnh cáo Tổng thầu EPC – Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc vì triển khai dự án để mất an toàn. Bộ trưởng Thăng yêu cầu Tập đoàn Cục 6 phải thay thế ngay Tổng chỉ huy công trường. Hợp đồng với tư vấn giám sát cũng phải chấm dứt và thay mới bằng một đơn vị do Bộ GTVT chỉ định. Bộ cũng yêu cầu chấm dứt toàn bộ các nhà thầu phụ và ký hợp đồng trực tiếp với nhà thầu Việt Nam… Bộ trưởng Thăng khẳng định nếu Tập đoàn Cục 6 không chấp nhận, ông sẽ báo cáo Chính phủ chấm dứt hợp đồng và kiến nghị thay Tổng thầu khác.

Thành Nam

Đề xuất miễn visa cho khách thị trường trọng điểm

Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất miễn thị thực nhập cảnh đối với khách ở các thị trường trọng điểm như châu Âu, Bắc Mỹ, Australia.

Khách nhiễm Covid-19 cố tình giấu bệnh lên máy bay có thể bị cấm bay vĩnh viễn

Trước khi lên máy bay khách có xét nghiệm xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng không khai báo trung thực có thể bị Vietnam Airlines cấm bay vĩnh viễn trên các chuyến bay của hãng.

VOV bổ nhiệm Phó giám đốc đài truyền hình kỹ thuật số VTC

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam đã quyết định bổ nhiệm ông Lương Minh Đức giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, đồng thời tái bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Bình tiếp tục giữ chức Phó GĐ Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ làm trưởng đoàn ĐBQH TP Hà Nội

Sáng 18/ 2, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội tổ chức họp đoàn kiện toàn chức danh Trưởng đoàn.

Bộ TT&TT điều động và bổ nhiệm 13 cán bộ lãnh đạo chủ chốt

Nhận định lần trao các quyết định giao nhiệm vụ quy mô lớn này là một sự kiện lịch sử của Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, với vị trí, nhiệm vụ mới, 13 cán bộ lãnh đạo các đơn vị sẽ có năng lượng mới để đóng góp tốt hơn cho Bộ, đất nước.

Tọa đàm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với sự nghiệp văn hóa-VHNT VN

Buổi tọa đàm với diễn giả là GS. Phong Lê - Nguyên Viện trưởng Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, diễn ra lúc 9h00 ngày 03/02/2020 tại Tầng 1 Tòa nhà chính Thư viện Quốc gia Việt Nam, 31 Tràng Thi, Hà Nội.

Đắk Lắk: Bệnh nhân bị đồn nhiễm virus corona là một tiếp viên hàng không

Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội cho là "có người nhiễm corona tại Đắk Lắk", sáng 28/1, lãnh đạo BVĐK vùng Tây Nguyên cho biết, có một bệnh nhân bị sốt đang được điều trị tuy nhiên chưa thể kết luận có nhiễm virus corona hay không.

Đà Nẵng: Xuân 2020 hướng tới 22 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 tỉ USD

Các cơ quan hữu quan của Đà Nẵng đẩy nhanh việc giải quyết thủ tục đầu tư đối với các dự án đang xúc tiến để tại “Tọa đàm Mùa xuân 2020” có thể hướng tới 22 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn khoảng 1,715 tỉ USD

Tân Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn

Sáng nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý trao quyết định của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung bổ nhiệm Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội cho ông Nguyễn Hồng Sơn.

Bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức Giám đốc Công an Lâm Đồng

Được sự ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành đã trao quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Lê Vinh Quy, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng

Đang cập nhật dữ liệu !