Bộ trưởng Công thương: Không ai có thể trách người nông dân!

“Không ai có thể trách người nông dân được, vì cứ cái gì họ có lợi là làm. Có trách là trách cơ quan quản lý chưa làm tròn vai của mình”.

Bên lề hành lang Quốc hội chiều 20/5, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã có những “trải lòng” quanh câu chuyện nông sản tắc đầu ra đang làm “nóng” nghị trường Quốc hội.

Cả xã hội đang phải chung tay tiêu thụ nông sản ùn ứ. Có ý kiến cho rằng, vai trò của thương mại trong tiêu thụ nông sản khá mờ nhạt. Bộ trưởng có đồng tình với quan điểm trên?

Trong câu chuyện tiêu thụ nông sản có sự tham gia của nhiều cơ quan chứ không chỉ riêng thương mại. Trước tiên chúng ta phải đi từ quy hoạch rồi mới đến sản xuất. Cơ quan Nhà nước phụ trách lĩnh vực đó phải có hướng dẫn người nông dân trồng cây gì, con gì để tiêu thụ được, kể cả trong nước chứ không chỉ có xuất khẩu.

Bộ trưởng Công thương: Không ai có thể trách người nông dân! - ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng: Nông sản ùn tắc không thể trách người nông dân, mà cơ quan quản lý đã chưa làm tròn vai của mình

Câu chuyện bố trí sản xuất, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là câu chuyện quan trọng nhất, sau đó mới đến tiêu thụ trong nước, bên ngoài. Bộ Công thương được giao trách nhiệm tìm thị trường xuất khẩu và đã đưa ra rất nhiều biện pháp khác nhau. Ví dụ, xúc tiến thương mại đã làm mấy chục năm rồi, các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài được giao nhiệm vụ tìm kiếm thị trường cho hàng hoá Việt Nam, trong đó có nông sản.

Thứ nữa là đàm phán và tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Nội dung quan trọng và ưu tiên đó là tìm cách xuất khẩu được hàng nông sản của Việt Nam, những mặt hàng chúng ta có thế mạnh như gạo, cao su, hồ tiêu, đường, một số loại trái cây… Vừa qua, trong khá nhiều Hiệp định đã đàm phán, ký kết cũng như đang ký kết, tiêu chí để được xem là thành công trong đàm phán là việc đối tác chấp nhận mở cửa thị trường cho sản phẩm nông sản của Việt Nam. Đó là nhiệm vụ rất quan trọng mà ngành công thương được giao.

Thứ 3, không dùng biện pháp hành chính để bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước. Với những mặt hàng rất nhạy cảm chúng ta tìm cách bảo lưu, mở cửa hạn chế với những mặt hàng này. Còn với các mặt hàng ít nhạy cảm hơn nhưng đang cạnh tranh yếu thì duy trì lộ trình về thời gian đủ để người nông dân vươn lên, khi nào đứng vững được thì chúng ta mới mở cửa.

Nhưng tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nông sản đang tồn tại khá nhiều bất cập, nên mới có chuyện “đến hẹn lại lên” người nông dân “khóc” vì nông sản, thưa Bộ trưởng?

Đúng vậy, tiêu thụ sản phẩm nông sản vừa qua tồn tại khá nhiều vấn đề. Một trong số đó là thiếu sự hợp tác, liên hệ đồng bộ chặt chẽ giữa các khâu về quy hoạch, tìm kiếm thị trường… Không ai có thể trách người nông dân được, vì cứ cái gì họ có lợi là làm. Có trách là trách cơ quan quản lý chưa làm tròn vai của mình. Có nghĩa rằng, đừng có đổ lỗi cho ai, mà mỗi một cơ quan, đơn vị cần xem lại đã làm gì, hướng dẫn cho người dân làm sao, tham mưu cho Chính phủ như thế nào để công tác tham mưu ngày càng có hiệu quả hơn.

Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi cũng mong người nông dân cần chủ động hơn, coi trọng hướng dẫn, tư vấn của cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều khi cứ chạy theo mong muốn cục bộ, chủ quan của mình thì không thể thành công trong sản xuất, kinh doanh.

Như Bộ trưởng vừa nói, chúng ta có những hàng rào kỹ thuật để bảo hộ hàng trong nước. Nhưng vì sao lại chưa có hàng rào kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản, thưa Bộ trưởng?

Việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật chủ yếu là việc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, ví dụ tiêu chuẩn về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư kháng sinh hoặc kiểm dịch đối với những sản phẩm nông nghiệp. Đó là các biện pháp WTO cho phép các nước làm, bởi vì trước hết những sản phẩm nông nghiệp liên quan trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng, cần phải kiểm tra rất chặt chẽ.

Bộ trưởng Công thương: Không ai có thể trách người nông dân! - ảnh 2

Thời gian qua cả xã hội đã phải chung tay giúp tiêu thụ mặt hàng dưa hấu

Thời gian qua chúng ta cũng đã xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật với các sản phẩm sản xuất trong nước. Nhưng riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, nội dung này chủ yếu thuộc về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học Công nghệ. Những biện pháp này bước đầu đã có tác dụng để khi các cơ quan cho phép nhập khẩu hàng hoá từ bên ngoài.

Song mặt trái của hàng rào kỹ thuật, theo quy định của WTO, khi một quốc gia ban hành một tiêu chuẩn kỹ thuật với hàng hoá, thì tiêu chuẩn đó áp dụng chung cả với sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, trong không ít trường hợp chúng ta phải xử lý tình huống này. 

Người sản xuất Việt Nam vốn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, ít thông tin và không được hướng dẫn cụ thể nên đôi khi họ vô thức trong sử dụng một số loại hoá chất không cho phép áp dụng trong quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi. Việc đó cũng lại một lần nữa đòi hỏi các cơ quan quản lý của Việt Nam phải làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích, kiểm tra và người sản xuất cũng cần có ý thức hơn trong việc sản xuất. Bởi sản phẩm họ làm ra trước hết cũng cung cấp cho người tiêu dùng Việt Nam rồi mới xuất khẩu.

Rõ ràng việc tồn ứ hàng và bế tắc nông sản có một phần nguyên nhân là do cung vượt quá cầu. Là người đứng đầu ngành công thương, theo Bộ trưởng chúng ta cần giải pháp gì để xử lý tình trạng trên?

Tình trạng ùn tắc trong quá trình tiêu thụ một số mặt hàng nông sản không chỉ năm nay mới xuất hiện mà đã xảy ra và tái diễn vài năm qua. Đối với những sản phẩm nông nghiệp có quy hoạch, kế hoạch dài hạn như cây lúa hay cà phê … thì chúng ta cân đối được, nên không có tình trạng này.

Vừa rồi ách tắc tại một số cửa khẩu xảy ra với một số sản phẩm không có quy hoạch hoặc quy hoạch lỏng lẻo, ví dụ như dưa hấu. Theo tôi biết, hiện nay chưa có quy hoạch chính thức đối với mặt hàng dưa hấu. Ngoài ra dưa hấu lại dễ trồng, cây ngắn ngày nên người nông dân tận dụng trồng giữa 2 vụ lúa, không ai có thể kiểm soát, ngăn chặn được. Vì thế mà sản lượng dưa hấu tăng đột biến.

Chỉ còn cách chúng ta phải làm tốt thông tin cho người nông dân; kết nối giữa doanh nghiệp thu mua – tiêu thụ - nông dân. Đồng thời, mở rộng kho bãi tập kết, trung chuyển hàng hóa để bảo quản hàng hóa tốt hơn, thậm chí lựa chọn, phân loại hàng trước khi thông quan… Nếu làm tốt các giải pháp này tôi tin chúng ta sẽ giải quyết được bất cập.

Nguyễn Hoài

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.