Bỏ rơi núm ruột

Trong khi không ít người cầm cố nhà cửa, chữa trị khắp nơi mà không sinh được con thì ngược lại cảnh trẻ sơ sinh bị người thân chối bỏ vẫn diễn ra.

Các em bị chính bố mẹ bỏ rơi tại bệnh viện, chùa chiền ở nơi công cộng.

Bỏ rơi núm ruột - ảnh 1

Một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được điều trị tại Bệnh viện T.W Huế

Kẻ ăn không hết…

Bà Võ Kim Khánh, Phó Chi cục Bảo trợ trẻ em – Sở Lao động Thương binh & Xã hội cho biết: Hàng năm, chúng tôi đã tập huấn cho cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em ở cơ sở để khi phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi sẽ có những phương án hỗ trợ an toàn cho trẻ. Về nguyên tắc, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở khu vực công cộng không có ai nhận sẽ được đưa vào các trung tâm nuôi dưỡng xã hội để chăm sóc trong vòng 60 ngày. Sau đó, mới làm thủ tục theo đúng pháp luật cho những cặp vợ chồng hiếm muộn nhận con nuôi.

Chiều muộn, Phòng Hồi sức cấp cứu Nhi - Bệnh viện T.W Huế bắt đầu mở cửa, cho phép bố mẹ có con đang điều trị vào thăm. Gương mặt của nhiều người giãn ra, bớt căng thẳng, lo lắng khi chí ít được vào thăm con trong chốc lát. Đằng kia, cậu bé được chừng 10 ngày tuổi, khá lanh lợi, nằm huơ tay chơi một mình. Em không có bệnh nhưng em bị bố mẹ bỏ rơi. Bác sĩ Lê Thị Công Hoa, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu - Trung tâm Nhi khoa (BV T.W Huế) cho biết: “Cách đây chừng 10 ngày, nhiều người đi tập thể dục buổi sáng hoảng hốt khi phát hiện một bé sơ sinh bị vứt bỏ ở công viên. Mọi người đã đưa em bé vào bệnh viện cấp cứu khi toàn thân tím tái. Bé trai này sinh đủ tháng, có trọng lượng 2,7 kg. Chúng tôi đã làm các xét nghiệm cho cháu và chưa phát hiện bệnh tật. Cháu bú mạnh, ngủ tốt, không quấy khóc…”. Thương cho hoàn cảnh của bé, các bác sĩ, y tá ngày ngày lại vỗ về, ôm ấp, chăm chút cho bé. Những đứa bé lành lặn bị bỏ rơi còn có cơ may được các gia đình hiếm muộn nhận về nuôi. Còn những trẻ khuyết tật chỉ biết kéo dài sự sống ở bệnh viện trong những cơn đau cô độc.

Tình trạng vứt trẻ sơ sinh ở Huế chưa đến mức báo động nhưng vẫn xảy ra khắp nơi. Những đứa trẻ bị bố mẹ khước từ chủ yếu còn rất nhỏ, từ 1 - 30 ngày tuổi. Cách đây không lâu, người nhà bệnh nhân ở Bệnh viện T.W Huế phát hoảng khi một sản phụ nhờ bế giúp con rồi không quay lại. Một trạm xá ở Huế đã thông báo có trẻ bị bỏ rơi sau nhiều ngày sản phụ không đến nhận con. Đáng thương hơn, có em thì được nhặt ở gần thùng rác, em thì ở công viên, có em thì nằm lăn lóc ở xó chợ...Trong số trên 200 trẻ đang được nuôi dưỡng ở chùa Đức Sơn, có đến trên 70 em bị bố mẹ bỏ rơi. Ni sư Thích nữ Minh Tú, trụ trì chùa Đức Sơn, buồn rầu: Nhiều cháu được phát hiện quá muộn mới vào cổng chùa được 2 - 3 giờ sau thì mất.

Muôn lý do để lý giải việc nhiều người nhẫn tâm bỏ rơi con. Lối sống buông thả, quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng phổ biến khiến nhiều cô gái trẻ phải làm mẹ bất đắc dĩ. Không ít phụ nữ chồng chết hay nghiện ngập cờ bạc, rượu chè không quan tâm đến vợ con cũng đã bỏ đi đứa bé. Mỗi khi họ không giải quyết được những khó khăn của bản thân, đành từ bỏ con để bớt đi gánh nặng.

Người lần chẳng ra

Bác sĩ Phan Xuân Mai, Phó Giám đốc Trung tâm Nhi khoa (Bệnh viện T.W Huế) cho hay: “Hiện nay, nhu cầu đăng ký xin con nuôi tại trung tâm khá lớn; nhất là nhiều cặp vợ chồng ở các tỉnh khác đến đăng ký. Vì thế, các gia đình có nhu cầu muốn nhận về làm con nuôi thường phải đáp ứng một số điều kiện như chứng minh được thu nhập ổn định, cam kết thông báo tình trạng sức khoẻ, điều kiện cho trung tâm sau khi nhận con...

Con cái là “duyên trời” - nhiều người có con nuôi nhắc đến điều này khi chia sẻ kinh nghiệm cho các cặp vợ chồng đang trên hành trình tìm con. Chị Đ.N.T (TP Huế), người có nhiều năm xin con nuôi bộc bạch: Vợ chồng tôi đi khắp các bệnh viện từ bắc chí nam để chữa bệnh hiếm muộn, tốn kém nhiều tiền bạc, thời gian công sức nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Suốt thời gian dài tôi đăng ký ở các bệnh viện, đăng tin trên mạng, rồi nhờ người thân tìm giúp nhưng không tìm được. Tôi tin vào chữ duyên. Mấy năm trước tình cờ phát hiện một đứa trẻ bỏ rơi ở bệnh viện tâm lý khát con khiến vợ chồng nôn nóng, cứ lên xuống Khoa Nhi sơ sinh như con thoi sau khi nhận một bé trai mới 3 tháng tuổi. Sợ mọi người biết đứa trẻ là con nuôi, tôi quyết định bán nhà, chuyển đi nơi ở mới để xoá dấu tích và giờ đây cháu đã vào lớp 1.

Không may mắn thực hiện thiên chức làm mẹ, chị T.T.L chấp nhận nuôi con nuôi. Chị cũng từng có được niềm hạnh phúc vỡ òa khi theo đuổi đến cùng để xin một cô bé mới 10 ngày tuổi về nuôi. Niềm vui ngắn chẳng tay gang, khi cháu bé độ chừng gần 1 tuổi, thấy con có dấu hiệu không ngồi dậy được, chị đem con đi khám. Bác sĩ thông báo con chị bị dị tật về thần kinh. Thêm một lần nữa, trái tim của người mẹ bị tổn thương “bỏ thì thương, vương thì nặng”. Chị ôm con gõ cữa khắp nơi, mong có một phép màu đến với mẹ con chị. Rồi, con bé cũng lặng lẽ bỏ vợ chồng chị mà đi... Thế nên, nhiều lần chị im lặng khi nghe mọi người gợi ý nhận lại con nuôi dẫu y học hiện đại có thể phát hiện ra bệnh sau khi làm các xét nghiệm. Không ít gia đình đã rơi vào cảnh như chị L, quá khó khăn, có người lực bất tòng tâm nên đem cháu bé đến các chùa, mong nhà chùa cưu mang chúng.

Những vụ bỏ rơi trẻ sơ sinh đau lòng là tiếng chuông báo động về đạo đức, lối sống của một số người mẹ trẻ đối với con cái và xã hội. Dù lý do nào thì hành vi vứt bỏ con khi các cháu đang cần sự chăm sóc của người mẹ đều là thiếu trách nhiệm, nhẫn tâm và trở thành gánh nặng cho xã hội. Nhiều người cho rằng, pháp luật cần có biện pháp giáo dục, răn đe, ngăn ngừa, xứ lý những người vi phạm đến quyền lợi của trẻ em. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền, đoàn thể cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về dân số, bảo vệ trẻ em... nhất là tại các khu lao động nghèo, công nhân, trong giới trẻ vì những đối tượng này thường bỏ rơi con nhất.

Bài và ảnh: Huế Thu/Báo Thừa Thiên Huế Online

Gác bỏ sự nghiệp, yêu và chiều Hồ Ngọc Hà như Kim Lý quả là hiếm có khó tìm

Dù là ngôi sao hạng A bận rộn, Hồ Ngọc Hà vẫn chăm sóc từng góc nhỏ trong gia đình. Cô và Kim Lý luôn lắng nghe và tôn trọng nhau cùng hướng tới mục tiêu gia đình hạnh phúc.

Lá thư tay của người mẹ Yên Bái khiến con gái xúc động suốt 15 năm

Ngoài thông báo vừa gửi 800.000 đồng phí sinh hoạt, trong lá thư tay nhuốm màu thời gian, người mẹ còn để lại lời nhắn nhủ khiến cô con gái rưng rưng xúc động.

Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !