Bi kịch sợ chồng đánh... không bằng sợ tay trắng ly hôn

Những nạn nhân của bạo lực gia đình thường rất ngại thừa nhận "tôi là nạn nhân của bạo lực gia đình" bởi họ sợ bị đổ vỡ gia đình, sợ cảnh ly hôn phải tay trắng ra khỏi nhà.

Vay tiền ngoại về xây nhà

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quyết cho biết hiện nay có rất nhiều bất cập trong vấn đề bạo lực gia đình. Ông dẫn chứng nhiều trường hợp nạn nhân của ông sau khi ly hôn với chồng phải ra đi với hai bàn tay trắng dù tài sản đó là tài sản của hai vợ chồng làm ra. 

Những nạn nhân đó tố cáo bạo lực gia đình kèm theo họ sẽ mất tất cả. Nhiều trường hợp ở nông thôn xây nhà trên đất của bố mẹ chồng để lại và không có quyền hợp pháp trên mảnh đất ấy nên người phụ nữ luôn chịu thiệt thòi. Có lẽ điều này đã khiến nhiều người phụ nữ không dám đứng ra nói không với bạo lực vì họ sợ không có chỗ trú thân nếu ly hôn với chồng.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Thanh (tên nhân vật đã thay đổi) trú tại Gia Lâm, Hà Nội là một câu chuyện điển hình.

Chị Thanh và chồng cưới nhau xong được bố mẹ cho một mảnh đất nhỏ cạnh nhà. Khi sinh con, chị Thanh có nhu cầu ở riêng nên bàn với chồng xây nhà cho riêng mình. Số tiền xây nhà đều là do chị Thanh nhờ bố mẹ đẻ của chị vay ở ngân hàng giúp. Khổ nhất là tiền vay đó là gia đình người anh rể vay hộ. Đến kỳ đáo hạn, anh rể nhắc vợ chồng chị lo tiền trả ngân hàng thì chị Thanh bị chồng và gia đình nhà chồng cho rằng nhà ngoại gây khó dễ. Mâu thuần gia đình phát sinh từ đó.

Chồng chị Thanh không đánh đập chị nhưng ngày nào cũng chửi bới. Có những hôm cứ đêm đến là anh ta chửi cố tình không cho chị ngủ. Anh ta còn chẳng đi làm gì mà cho rằng việc chửi để cho vợ thông minh ra là điều cần làm trước tiên.

Nhiều đêm bị chồng chửi, chị Thanh luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, căng thẳng. Nhiều lần anh ta cố tình chửi để chị Thanh ra khỏi nhà. Chị không muốn đi thì anh ta khóa trái cửa mặc kệ chị ở bên ngoài sân kể cả trời mưa hay trời nắng, ngày nóng hay ngày rét.
Bi kịch sợ chồng đánh... không bằng sợ tay trắng ly hôn - ảnh 1

Mâu thuẫn vợ chồng xảy ra trong thời gian dài và kết thúc bằng những trận đòn roi (ảnh minh họa)

Anh ta còn đang tâm kể xấu vợ với nhà chồng, mục đích của anh ta làm sao để mọi người đều căm ghét chị. Đau khổ, nhiều lần chị Thanh bế con về nhà ngoại ở nhờ. 

Vào một ngày mùa hè, chị Thanh và hai con đang ngủ anh ta tắt quạt điện không cho mẹ con chị dùng điện. Rồi anh ta đuổi đánh buộc mẹ con chị phải ra khỏi nhà giữa đêm khuya. 

Uất ức, chị Thanh mang con về quê ngoại gửi rồi quay lại gia đình của mình. Cùng cực quá, chị đến chính quyền thôn trình báo thì chỉ nhận được những lời khuyên răn chuyện gia đình đóng cửa bảo nhau không nên gây mất hòa khí.

Chấp nhận trắng tay để thoát khỏi nhà chồng


Gia đình nhà chồng thường kể xấu, dựng chuyện của chị Thanh với hội phụ nữ thôn và công an xã. Có lẽ vì thế mà mọi người chỉ khuyên giải chị nên thay đổi để giữ gìn hạnh phúc gia đình, không ai nghe chị nói.

Tiếc công của mình bỏ ra xây dựng căn nhà, những khoản nợ chị nhờ người thân vay hộ khiến chị Thanh như phát điên. Chị và con cũng không thể ở nhờ nhà bố mẹ đẻ mãi. Cảnh lang thang, không nơi trú chân nên mẹ con chị tìm đến Trung tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ huyện Gia Lâm, đặt tại BV Đức Giang, Long Biên, Hà Nội và sau đó chị được giới thiệu đến Ngôi nhà Bình yên để tạm lánh.

Sau khi được các chuyên gia về bạo lực giới trợ giúp, chị Thanh tìm cho mình được những công việc yêu thích. Chị kể “ở cạnh những người cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình và được nghe các chuyên gia tư vấn chị mới thấy cần những việc làm để cho mình và cho những người thân của mình được hạnh phúc”.

Chuyện hai vợ chồng chị hòa giải không thành, chị và chồng ly hôn nhưng toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồng lại đứng tên bố mẹ chồng. Khó khăn chồng chất khó khăn nên chị Thanh có nguy cơ không được phân chia tài sản. 

Nhờ có sự giúp đỡ của các luật sư ở Cục Trợ giúp pháp lý, chị Thanh và chồng ly hôn. Tòa án xử tài sản không thuộc về chị Thanh nhưng số tiền nợ của nhà ngoại chị Thanh về xây nhà thì bố mẹ chồng và chồng chị phải hoàn trả hết.

Sau khi ly hôn, chị Thanh không có nơi để trú chân. Tài sản gia đình gần 10 năm cưới nhau chị đi làm dành dụm coi như bỏ lại nhà chồng. Số tiền nợ nhà ngoại, chồng chị cũng lần khân một thời gian dài mới trả hết. Trong khi đó, tiền xây nhà năm đó là cả tiền ngày còn thanh niên chị tiết kiệm.

Bác sĩ Quyết chia sẻ trường hợp của chị Thanh, nhà chồng đã trả nợ lại khoản nợ đã vay kia. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình sau khi ly hôn họ không còn gì. Tòa xử căn nhà chia đôi nhưng họ không thể về nhà rồi xây đôi lên để sống cảnh chung vách với người chồng là kẻ gây bạo lực.
Khánh Ngọc

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Cha 70 tuổi lấy vợ mới, các con về một phe kiên quyết đòi lại gia tài

Dù đã được chia gia tài nhưng khi biết cha lấy vợ mới và bán đất dưỡng già, các con ông Hai đâm đơn, đòi lại phần tài sản của mẹ.

Nỗi ám ảnh của mẹ đơn thân mỗi lần về quê

Từ ngày ly hôn, mỗi lần trở về quê là một lần tôi - mẹ đơn thân - phải đối diện với những ánh mắt dị nghị và những lời xì xào từ hàng xóm.

Nghe chị hàng xóm nói 2 câu, mẹ chồng tôi đùng đùng đòi về quê

Sự tọc mạch của chị hàng xóm khiến mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên đến đỉnh điểm. Tôi rất ác cảm với người hàng xóm này, nhưng chưa biết xử lý ra sao.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Bán nhà vì gã hàng xóm lúc tỉnh lúc say, 8 năm làm chuyện ám ảnh

Cứ mỗi lần hàng xóm say rượu là lại chửi bới, thượng cẳng tay hạ cẳng chân với vợ. Cả xóm không thể nào ngủ yên giấc.

Hạnh phúc với hôn nhân lần 2, MC Vân Hugo luôn chuẩn bị cho mọi cuộc chia ly

MC Vân Hugo luôn chuẩn bị tinh thần cho mọi cuộc chia ly để không đau khổ. "Tôi áp dụng suy nghĩ đó vào tất cả các mối quan hệ của mình trong cuộc sống này, không chỉ là hôn nhân", cô nói.

Đang cập nhật dữ liệu !