Bi kịch của những cô gái dân tộc ở Quảng Nam bị bán sang Trung Quốc

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về nạn lừa đảo buôn bán người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên do sự nhẹ dạ cả tin, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên nhiều nạn nhân vẫn dễ dàng sập bẫy.

Ôm hận vì “việc nhẹ, lương cao”

Như Infonet đã đưa tin, Công an tỉnh Quảng Nam vừa giải cứu, đưa chị T.B. (SN 1996, trú huyện Đông Giang, Quảng Nam) trở về quê, sau 7 năm bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ. Chị B. là một trong những nạn nhân tin lời dụ dỗ của kẻ buôn người dẫn đi tìm "việc nhẹ lương cao" rồi sập bẫy.

Chị B. trở về Việt Nam sau 7 năm bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ.

Trước đó theo hồ sơ của cơ quan công an, trong thời gian khai thác vàng tại Quảng Nam, Hoàng Công Hoang (SN 1976, quê Thái Nguyên) quen biết với Hồ Văn Tăng (trú huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam). Hoang đến nhà Tăng rồi dùng lời lẽ dụ dỗ 5 người em của Tăng ra Hà Nội làm việc với lương cao.

Tưởng thật, các em của Tăng khăn gói cùng Hoang lên đường. Sau khi ra đến Hà Nội, Hoang không dẫn các em đi tìm việc mà đưa về nhà của mình ở Thái Nguyên "chơi". Qua ngày hôm sau, Hoang tiếp tục đưa các nạn nhân đến Lạng Sơn để chuẩn bị đưa sang Trung Quốc bán thì bất ngờ bị Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an tỉnh Lạng Sơn ngăn chặn.

Nhóm trẻ em bị lừa sang Trung Quốc lao động được Công an tỉnh Quảng Nam ngăn chặn, giải cứu.

Cũng giống T.B., Pơloong Th. (SN 1991, trú huyện Nam Giang, Quảng Nam) cũng là một trong những nạn nhân bị bán sang Trung Quốc nhưng may mắn bỏ trốn được về Việt Nam. Tuy nhiên em gái của Th. là Pơloong T. (SN 1996) thì không được may mắn như thế, hiện vẫn “bặt vô âm tín” ở xứ người.

Chị Th. kể, năm 2013, chị em Th. bị dụ dỗ ra Nghệ An làm việc với mức lương cao, công việc lại nhàn. Vì nhà nghèo, cuộc sống cơ cực, nên khi nghe nói vậy chị em Th. khăn gói lên đường với hi vọng đổi đời. Để rồi sau đó cả 2 bị đưa sang Trung Quốc bán cho những người đàn ông mua mình về làm vợ. 

Kết cục bi đát

Pơloong Th. cho biết, kể từ ngày bị bán, chị em Th. mỗi người một nơi. Trong đó, Th. sống với một "người chồng" Trung Quốc được 2 tháng thì bị hiếp đáp, đánh dập dã man. Chán nản, Th. tâm sự với một người hàng xóm người Việt cũng bị bán sang đó rằng muốn về lại quê hương.

Người hàng xóm không những không giúp đỡ mà còn dụ dỗ, bán Th. cho một người đàn ông Trung Quốc khác để kiếm tiền. Sống với “người chồng” Trung Quốc thứ 2 được 4 tháng, Th. chịu không nổi nên đã tìm cách bỏ trốn. Năm 2014, sau 1 năm bị bán đi, Th. bất ngờ về lại được quê hương trong sự ngỡ ngàng của gia đình, dân làng.

Lúc này, Th. đang mang thai con của người đàn ông Trung Quốc. Đáng buồn, trước khi bị lừa bán Th. đã có chồng và 2 con nhỏ. Sau khi bị bán sang xứ người, chồng Th. chán nản bỏ đi để lại 2 con cho cha vợ chăm sóc. Còn với Pơloong T. (em gái Th.), từ khi bị bán năm 20113 đến nay, vẫn chưa một lần liên lạc về với gia đình.

Vì nhẹ dạ cả tin mà D. phải trả cái giá quá đắt.

Một hoàn cảnh éo le không kém khác là A Toanh N. (SN 1992, trú huyện Nam Giang). Sau khi bị bán qua Trung Quốc, N. bị người ta ép gọi về gia đình đòi 100 triệu đồng tiền chuộc. Gia đình nghèo đói, đến miếng ăn hàng ngày còn khó nên họ cũng đành bất lực để ông trời sắp đặt.

Cách nhà N. không xa, Kaphu D. (SN 1990), cũng bị bán sang Trung Quốc nhưng bỏ trốn được từ bên kia biên giới để về Việt Nam. Tuy nhiên, khi trở về quê hương, D. lại hứng chịu những lời nói cay đắng của dân làng. D. bị thanh niên trong làng trêu ghẹo, nói bị bán sang Trung Quốc làm gái.

Có lúc D. đã nghĩ đến cái chết để giải thoát cuộc đời mình. Để “chạy trốn” miệng lưỡi người đời, do đó D. quyết định rời quê xuống thành phố Tam Kỳ kiếm việc làm. Nhưng số phận lại đẩy đưa cô vào một bi kịch khác đau đớn hơn.

D. quen một người đàn ông và có thai với người này mà không hề biết ông ta đã có gia đình. Người đàn ông này sau đó lấy lý do D. từng bị bán sang Trung Quốc để ruồng bỏ cô, khiến cuộc đời cô gái này chịu muôn vàn ấm ức, tủi hổ.

Trao đổi với PV Infonet, đại tá Nguyễn Đức Dũng (Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết, đối tượng bị buôn bán mà kẻ gian thường nhắm đến là những phụ nữ nhẹ dạ cả tin, trẻ em chưa có sự hiểu biết nhiều.

Thủ đoạn hay sử dụng là dụ dỗ dẫn đi làm việc với mức lương cao. Trong khi đó, ở địa phương thu nhập của các nạn nhân rất thấp nên dễ dàng sập bẫy. Đại tá Dũng khuyến cáo người dân cần nâng cao hiểu biết thông qua các kênh thông tin đại chúng.

“Để tránh bị sập bẫy, người dân muốn đi lao động cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra, cần cảnh giác trước các thủ đoạn của đối tượng lợi dụng tổ chức đi lao động để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật”, đại tá Dũng nhấn mạnh thêm.

Sơn Tùng
Từ khóa: mua bán người vùng cao việc nhẹ lương cao quảng nam cảnh giác buôn bán người

400 học sinh Đồng Nai nhận học bổng ‘Cho em đến trường’

Quỹ học bổng “Cho em đến trường” đã trao 400 suất học bổng trị giá 540 triệu đồng cho những em có hoàn cảnh khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập.

Hồ Quỳnh Hương tiết lộ bạn trai hơn 2 tuổi, yêu mặn nồng nhưng chưa muốn cưới

Dịp trở lại âm nhạc với MV 'Cứ để cho em', ca sĩ Hồ Quỳnh Hương xác nhận đang yêu một người đàn ông hơn 2 tuổi.

Cô gái miền Tây đổi đời nhờ vịt con duyên dáng, bất ngờ nổi tiếng châu Á

Câu chuyện cô gái Vĩnh Long đổi đời nhờ vịt con nở ra từ quả trứng hỏng được chọn làm thành phim, công chiếu trên kênh Discovery Asia đang thu hút sự chú ý của nhiều người châu Á.

Gác bằng thạc sĩ, chàng trai Cần Thơ về quê làm nông dân kiếm 1 tỷ đồng/năm

Có 2 bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ nhưng Dương Đình Tuyễn ở TP Cần Thơ vẫn quyết định về quê chăm sóc khu vườn của gia đình, nhờ vậy anh có doanh thu cả tỷ đồng/năm.

Cụ ông 80 tuổi qua đời, con cháu phát hiện 'kho tiền' được chôn dưới lòng đất

Sau khi qua đời, gia đình ông tình cờ phát hiện ra số tiền lớn nhưng khi đào lên thì tiền bị mốc, hỏng hơn một nửa.

Học lỏm nghề lạ, cậu bé mồ côi thành người giàu thứ 3 Sài Gòn xưa

Mồ côi cả cha lẫn mẹ, cậu thiếu niên 13 tuổi học lỏm được nghề lạ, từng bước thoát nghèo rồi trở thành bá hộ, độc chiếm vị trí thứ 3 trong số tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Gia tộc xưa có trăm nhà mặt phố, căn phòng bí mật nuôi gia nhân chỉ để đếm tiền

Đầu óc nhạy bén, khéo léo sử dụng “quyền lực” trong tay, vị phú hào sở hữu khối gia sản khổng lồ khiến người Pháp phải ngạc nhiên.

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc, người dân 'hái ra tiền' xây lâu đài nhờ một nghề

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Ý kiến trái chiều về đề xuất người dưới 18 tuổi đi xe máy điện phải có bằng lái

Đại diện Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị bổ sung quy định người từ 16 đến dưới 18 tuổi đi xe máy điện, xe máy dưới 50 phân khối (50cc) phải có bằng lái nhưng nhiều ý kiến không đồng tình.

Đang cập nhật dữ liệu !