Bất động sản: Nhiều doanh nghiệp bị mạo danh

Đầu tháng 7, Công ty CP TĐ Đất Xanh đã phải phát hành thông cáo báo chí khẳng định doanh nghiệp này bị mạo danh, nhái thương hiệu ở Long An. Không chỉ Đất Xanh, hàng loạt doanh nghiệp cùng ngành cũng nhiều phen “điêu đứng” vì bị nhái.

Đất Xanh Long An bị nêu tên

Ngày 14/7/2020, theo nhiều cơ quan báo chí đưa tin, hơn 100 nhà đầu tư mua đất nền “dự án ma” - khu dân cư Đất Xanh tiếp tục tập trung trước trụ sở công an tỉnh Long An đề nghị cơ quan này khẩn trương điều tra hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An, thuộc địa bàn huyện Đức Hòa, diễn ra hơn 2 năm qua.

{keywords}
Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An mạo danh Tập đoàn Đất Xanh để “đẻ” dự án “ma” khiến người dân cầu cứu cơ quan chính quyền (Ảnh: Trần Mạnh)

Đầu tháng 7 năm nay, UBND tỉnh Long An đã có kết luận thanh tra toàn diện đối với dự án khu dân cư Đất Xanh tại xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa do Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An làm chủ đầu tư. Hồ sơ vụ việc được chuyển sang cơ quan điều tra để tiếp tục xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đáng nói là Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An không thuộc hệ thống 44 công ty thành viên của Tập đoàn Đất Xanh.

“Hành vi của Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An là mạo danh, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tập đoàn Đất Xanh rất mong cơ quan chức năng vào cuộc để tìm hiểu rõ và xử lý nghiêm các trường hợp này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị làm ăn, kinh doanh chân chính”, thông cáo ngày 03/07/2020 của doanh nghiệp này nêu rõ.

Trước đó, vào tháng 10/2019, Tập đoàn Đất Xanh đã tiến hành các thủ tục pháp lý khởi kiện Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An tại TAND tỉnh Long An để bảo vệ thương hiệu “Đất Xanh” và uy tín của công ty.

Cụ thể, theo đơn khởi kiện, Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An cố tình đặt tên gây nhầm lẫn với tên thương mại của Tập đoàn Đất Xanh đã hoạt động lâu năm dẫn đến nhầm lẫn nghiêm trọng với tên thương mại mà Tập đoàn Đất Xanh đã đăng ký, sử dụng và được pháp luật bảo hộ. Ngoài ra, doanh nghiệp này đang có hành vi cung cấp sản phẩn, dịch vụ kém chất lượng và gây ra những ảnh hưởng vô cùng to lớn đến uy tín, thương hiệu “Đất Xanh”.

Đến đầu tháng 5 năm nay, Tập đoàn Đất Xanh cũng tiếp tục gửi đơn yêu cầu xử lý vi phạm đến Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KHCN) tỉnh Long An đề nghị làm rõ và xử lý hành vi vi phạm sở hữu công nghiệp của Công ty TNHH MTV Bất động sản Đất Xanh Long An. Đơn yêu cầu xử lý này cũng là một lời kêu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền để xác minh, xử lý nhằm giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động, kinh doanh.

“Nhái” như ‘cơm bữa”

Tại Long An, không chỉ riêng Tập đoàn Đất Xanh mà hàng loạt doanh nghiệp bất động sản khác cũng bị mạo danh, như Hưng Thịnh, Cát Tường.

Khách hàng liên tục “tố” Công ty TNHH Đầu tư xây dựng bất động sản Hưng Thịnh lừa đảo, bán dự án “ma” tại các dự án Hưng Thịnh Cát Tường, Hưng Thịnh Cát Tường II ở huyện Đức Hòa.

{keywords}
Các doanh nghiệp bất động sản lớn rất “đau đầu” trước tình trạng mạo danh của hàng loạt công ty trên toàn quốc và mong chính quyền các địa phương siết chặt quản lý. Trong ảnh: một hoạt động tư vấn của nhân viên Tập đoàn Đất Xanh.

Trong khi đó, Tập đoàn Cát Tường khẳng định không triển khai bất kỳ dự án nào có tên Hưng Thịnh Cát Tường, Hưng Thịnh Cát Tường II tại huyện Đức Hòa. Còn Tập đoàn Hưng Thịnh thì khẳng định Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Hưng Thịnh (công ty Hưng Thịnh ở Long An) không thuộc hệ thống công ty thành viên của tập đoàn, dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường cũng không thuộc danh mục các dự án do tập đoàn này đầu tư.

Không riêng tại Long An mà ở các tỉnh thành khác, rất nhiều công ty lớn bị mạo danh. Như Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long cũng từng “kêu cứu” vì bị Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nam Long Real (Nam Long Real) xâm phạm quyền sở hữu với nhãn hiệu “Nam Long” đã được bảo hộ độc quyền.

Hay như Công ty Cổ phần Địa ốc Him Lam cũng từng cảnh báo khách hàng tránh bị lừa khi nhiều công ty bất động sản lấy tên “Him Lam” đặt tên cho các dự án “Him Lam Bình Chánh”, “Him Lam Nam Sài Gòn” phân lô bán nền “ma”.

Tương tự, Tập đoàn Đại Phúc cũng bị gắn “mác” Van Phuc City, quận Thủ Đức, TP.HCM để chào mời khách mua đất tại một dự án “ma” ở Bình Dương.

Theo đại diện Tập đoàn Đất Xanh, ước tính doanh nghiệp này có số lượng công ty “nhái” thương hiệu “Đất Xanh” gần như hàng đầu thị trường với hàng chục trường hợp trên khắp cả nước, và bộ phận Pháp chế của tập đoàn phải liên tục gửi văn bản, đơn cầu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền ở An Giang, Tiền Giang… đề nghị xử lý.

Đơn cử tại tỉnh Tiền Giang, vào đầu tháng 5 năm nay, Tập đoàn Đất Xanh phát hiện Công ty TNHH Đất Xanh Gò Công có trụ sở tại đường Nguyễn Thái Học, khu phố 3, phường 1, thị xã Gò Công đặt tên thương hiệu “Đất Xanh” và đã gửi đơn xử lý vi phạm đến Sở KHCN tỉnh này.

Sau đó, Thanh tra Sở KHCN Tiền Giang đã thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Xác minh tại trụ sở của Công ty TNHH Đất Xanh Gò Công ngày 19/05/2020, đại diện doanh nghiệp này đã thừa nhận vi phạm với đoàn thanh tra. Công ty này đã tạm ngưng hoạt động để làm thủ tục đổi tên doanh nghiệp, tháo dỡ các bảng hiệu của công ty có chứa dấu hiệu xâm phạm thương hiệu Đất Xanh và cam kết trong thời gian tới không sử dụng nhãn hiệu “Đất Xanh” mà Tập đoàn Đất Xanh đã đăng ký bảo hộ.

“Chúng tôi đang soát xét trên toàn quốc và yêu cầu bộ phận pháp chế làm quyết liệt những vụ việc sử dụng trái phép thương hiệu Đất Xanh. Các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực cố tình đặt tên có gắn thương hiệu Đất Xanh hoặc mạo danh các doanh nghiệp trong ngành đang là nỗi bức xúc lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của Tập đoàn Đất Xanh trên thị trường và nhiều doanh nghiệp cùng ngành”, ông Bùi Ngọc Đức - Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Xanh chia sẻ.

Ngọc Nguyễn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.