Bất động sản 2016: Tăng giá và “nóng sốt” chỉ xảy ra cục bộ

Chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” BĐS. Nếu có sự tăng giá và “nóng sốt” thì cũng chỉ xảy ra ở cục bộ một số dự án có vị trí tốt nằm ở trung tâm đô thị, có hạ tầng tốt, đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín, có nhiều khách hàng quan tâm

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy khẳng định như vậy và cho rằng, thời gian qua thị trường bất động sản được phục hồi tích cực. Đây là tiền đề quan trọng tạo “lực đẩy” cho thị trường bất động sản trong năm 2016 tiếp tục phát triển và thanh khoản tốt.

Bất động sản 2016: Tăng giá và “nóng sốt” chỉ xảy ra cục bộ - ảnh 1

Giá nhà ở về sát với giá trị thực

PV: Sau một thời gian đóng băng, thậm chí đổ vỡ, từ năm 2013 đến nay, thị trường bất động sản dần ấm trở lại. Theo ông, đâu là nguyên nhân cốt lõi?

Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản (TTBĐS) giai đoạn 2011 – 2012 là tình trạng lệch pha “cung – cầu”, thị trường thừa quá nhiều sản phẩm trung và cao cấp,  thiếu sản phẩm bình dân, giá rẻ. Chính vì vậy, việc điều chỉnh cơ cấu hàng hóa một cách hợp lý để sản phẩm bất động sản đến được với mọi đối tượng, phù hợp với nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường là việc hết sức cần thiết.

Bất động sản 2016: Tăng giá và “nóng sốt” chỉ xảy ra cục bộ - ảnh 2
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy (Ảnh: KT)

Từ thực tế đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã đề xuất một nhóm giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho TTBĐS gắn với thực hiện Chiến lược nhà ở quốc gia, đặc biệt là phát triển nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương rà soát, phân loại các dự án bất động sản, chuyển đổi nhiều dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội, điều chỉnh cơ cấu căn hộ các dự án nhà ở cho phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường… Chính phủ thì miễn giảm tiền sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội; đặc biệt là có gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá bán thấp...

Chính nhờ các giải pháp đồng bộ đó, đã giúp cho thị trường BĐS phục hồi tích cực. Lượng giao dịch thành công liên tục tăng, bắt đầu từ phân khúc sản phẩm trung bình và thấp, lan dần sang khu vực sản phẩm trung và cao cấp. Tồn kho bất động sản đến tháng 12/2015 đã giảm 60,41% so với quý I/2013. Giá nhà ở được kéo về sát với giá trị thực và tương đối ổn định.

Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội

PV: Trên thực tế, nhu cầu về nhà ở giá thấp, nhà xã hội của người dân còn rất lớn, trong khi nguồn cung còn hạn chế. Bộ Xây dựng sẽ làm gì để cân đối cung – cầu nhà ở xã hội?

Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Trên thực tế, sản phẩm nhà ở xã hội vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu, trong khi vẫn còn đó nhiều lực cản như: Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để đầu tư phát triển nhà ở xã hội ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc; nguồn vốn trung và dài hạn cho phát triển nhà ở xã hội còn thiếu; nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa mặn mà với nhà ở xã hội; mới chỉ có nhà ở xã hội để bán, còn thiếu nhà ở cho thuê... Đây chính là những nhiệm vụ đặt ra với Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm và nỗ lực giải quyết trong thời gian tới.

Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25m2/người, trong đó tại đô thị khoảng 29 m2/người, tại nông thôn khoảng 22 m2/người; giai đoạn 2016 - 2020 đầu tư xây dựng mới khoảng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực đô thị. Tới đây, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục thực hiện rà soát, sửa đổi, xây dựng các cơ chế chính sách về quản lý nhà ở và thị trường bất động sản phù hợp với tình hình mới;

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó tập trung triển khai các chương trình hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo khu vực nông thôn, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, ngập lụt, sạt lở núi, ven sông, ven biển; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề,...

Chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản

PV: Trước sự “ấm” lên của thị trường bất động sản, cũng có ý kiến lo ngại nguy cơ “bong bóng” có thể bị tái diễn. Còn quan điểm của Thứ trưởng thế nào?

Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Những quan ngại về bong bóng BĐS là vấn đề rất đáng quan tâm của cả các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Hiện nay, thị trường bất động sản đã hồi phục; thanh khoản tăng; giá BĐS tương đối ổn định; một số dự án nằm ở gần trung tâm các đô thị, có hạ tầng tốt, đã hoàn thành việc xây dựng hoặc đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín được nhiều khách hàng quan tâm thì giá có tăng nhưng không nhiều, không đột biến (chỉ khoảng 2 - 5% so với cuối năm 2013).

Hơn nữa, theo quy luật và kinh nghiệm thực tế ở các nước cũng như ở nước ta trong những năm qua thì bong bóng bất động sản thường chỉ xảy ra khi hội tụ được các yếu tố như: Nền kinh tế không ổn định, phát triển quá nóng; Các thị trường đầu tư khác không ổn định, kém hấp dẫn (thị trường vàng, ngoại tệ, chứng khoán, lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, …); Nguồn cung quá bất cập, quá thiếu so với nhu cầu; Chính sách tài chính, tín dụng bất động sản bị buông lỏng, hạ chuẩn cấp tín dụng một cách quá dễ dãi; Thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước vào thị trường;...

Đối chiếu với các yếu tố nêu trên thì có thể khẳng định: chưa có nguy cơ xảy ra “bong bóng” BĐS. Nếu có sự tăng giá và “nóng sốt” thì cũng chỉ xảy ra ở cục bộ một số dự án có vị trí tốt nằm ở trung tâm đô thị, có hạ tầng tốt, đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín, có nhiều khách hàng quan tâm.

PV: Ông đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường bất động sản trong năm 2016 khi Việt Nam ngày càng hội nhập hơn nữa với nền kinh tế thế giới thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tư do?

Thứ trưởng Đỗ Đức Duy: Các Hiệp định này được ký kết sẽ ngày càng có nhiều các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào đầu tư, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam, trong đó có đầu tư kinh doanh bất động sản với tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ xây dựng tiên tiến. Khi đó, nhu cầu mua và sở hữu nhà ở của người nước ngoài sẽ tăng, đặc biệt đối với phân khúc căn hộ trung, cao cấp tại các đô thị lớn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nguồn tài chính mạnh sẽ nhận chuyển nhượng lại các dự án của các doanh nghiệp trong nước mà lâu nay không đủ khả năng để triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, các doanh nghiệp bất động sản trong nước cũng sẽ phải tái cơ cấu đầu tư, nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp để đủ sức cạnh tranh ngay chính trên sân nhà. Ngoài ra, thị trường văn phòng, dịch vụ, thương mại sẽ có xu thế sôi động hơn.

Từ những phân tích trên, dự báo thị trường BĐS trong năm 2016 sẽ tiếp tục phát triển, thanh khoản tốt. Riêng về giá, nếu có thì cũng chỉ tăng nhẹ ở các dự án có vị trí tốt nằm ở trung tâm các đô thị, có hạ tầng tốt, đã hoàn thành việc xây dựng hoặc đang thi công có tiến độ tốt, chủ đầu tư có uy tín.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Xuân Thân/vov.vn

Căn hộ Sun Urban City Hà Nam: không gian sống sáng tạo, thông minh

Thiết kế thông minh, tối ưu trải nghiệm, căn hộ nghệ thuật Art Residence tại Sun Urban City Hà Nam không chỉ chinh phục khách hàng mọi lứa tuổi, mà còn được ví như một “biểu tượng” của sự sáng tạo và tối ưu không gian sống.

Dư âm sự kiện ‘Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ’ của Sun Property

Diễn ra từ 9-11/12, chuỗi sự kiện “Kỷ nguyên vươn mình - Hành trình rực rỡ” được Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức để tri ân các đại lý trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam.

Bỏ việc lương cao, chàng trai về quê nuôi hươu thu 600 triệu đồng mỗi năm

Nghỉ việc lương cao ở Nhật Bản để về quê nuôi hươu lấy nhung, chàng trai 9x có thu nhập hơn 600 triệu đồng mỗi năm.

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Cách SHB truyền cảm hứng cho thế hệ nhân sự tương lai

Thế hệ trẻ có xu hướng tìm kiếm môi trường làm việc hiện đại, linh hoạt, có nhiều cơ hội để phát triển bản thân. Hiểu được điều đó, SHB đang nỗ lực để tạo ra một môi trường làm việc “không giới hạn”, hướng tới xây dựng mô hình ngân hàng tương lai.

Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng về phát triển bền vững

Cam kết mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 đã giúp Vinamilk lan tỏa tinh thần phát triển bền vững đến cộng đồng doanh nghiệp. Cũng vì vậy mà cái tên Vinamilk liên tiếp được xướng lên tại các giải thưởng về ESG, phát triển bền vững vừa qua.

Vinamilk - hành trình ấn tượng 16 năm liền là Thương hiệu Quốc gia

Vinamilk tiếp tục được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024, viết tiếp một hành trình đặc biệt và khác biệt của doanh nghiệp sữa Việt duy nhất giữ vững danh vị này trong 16 năm liên tiếp.

Thế mạnh Việt thu về 3,6 tỷ USD, thế 'vô địch' tại thị trường Mỹ

Một thế mạnh của Việt Nam đang chiếm lĩnh tại thị trường Mỹ, chiếm gần 89,4% tổng giá trị nhập khẩu của quốc gia này. Nước ta cũng đã thu về gần 3,6 tỷ USD trong 10 tháng qua.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.