Báo động tình trạng xả nước thải trực tiếp ra Vịnh Hạ Long

Có hàng chục doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước bày tỏ mong muốn được cung cấp các giải pháp xử lý nước thải cho các tàu du lịch đang hoạt động tại Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). ​

Điều này thể hiện qua việc có đông đảo doanh nghiệp cả trong nước cũng như doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hoa Kỳ cùng tham dự Hội thảo – Triển lãm “Giải pháp công nghệ và quản lý đối với nước thải từ thuyền du lịch và các hoạt động du lịch tại Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà” do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức tại TP. Hạ Long ngày 04/05. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Sáng kiến Liên minh Hạ Long - Cát Bà do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ.

Bàn cách cứu di sản

Theo IUCN, tính đến năm 2018 có khoảng 500 tàu du lịch đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long, trong đó có 160 tàu cho khách du lịch lưu trú qua đêm. Con số này tại quần đảo Cát Bà là 121 tàu, trong đó có 59 tàu được cấp phép cung cấp dịch vụ lưu trú qua đêm trên vịnh.

IUCN khuyến nghị, những giá trị về địa chất của di sản Vịnh Hạ Long hiện chưa bị đe dọa, nhưng với số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng cùng công tác quản lý du lịch và chất thải chưa hiệu quả đã và đang tác động rất lớn đến những Giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Đây cũng là vấn đề đối với quần đảo Cát Bà do hai khu vực cùng chia sẻ một hệ sinh thái biển.

Tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long.

Tháng 2/1019, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu tất cả các cảng, bến phải cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý nước thải từ các tàu thuyền du lịch. Nếu các chủ cảng, bến không thể cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý nước thải, họ sẽ phải ký hợp đồng với các tổ chức cá nhân có năng lực để cung cấp.

Liên quan đến vấn đề này, UBND thành phố Hạ Long đã đồng ý giao BQL các Dịch vụ Công ích cung cấp dịch vụ xử lý nước thải cho các tàu du lịch. Đồng thời, BQL Vịnh Hạ Long cũng đã chủ động lồng ghép một số quy định vào quá trình tiếp nhận thủ tục gia hạn hợp đồng du lịch hàng năm. Cụ thể như không cho phép các chủ tàu xả nước thải chưa qua xử lý xuống Vịnh và phải ký hợp đồng với công ty xử lý thu gom nước thải nếu như không có thiết bị xử lý trên tàu.

Ông Đạt cũng cho biết, đối với các tàu đóng mới, bắt buộc áp dụng theo quy chuẩn, các tàu vỏ gỗ cũ dần dần sẽ có lộ trình áp dụng quy chuẩn này. Như vậy, tiến tới tất cả các tàu du lịch sẽ được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xử lý nước thải tại chỗ không đưa ra mức giá cạnh tranh, sẽ khó để quy chuẩn này đi vào thực tiễn.

Theo ông Ngô Mạnh Đạt - Phòng quản lý nước, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh, Sở đã báo cáo Bộ TN&MT để xây dựng quy chuẩn địa phương, tiến tới xử lý nguồn thải tối thiểu là quy chuẩn thô, lộ trình đến năm 2020 sẽ áp dụng quy chuẩn này.

“Bản chất của việc xử lý nước thải xám và nước thải đen chỉ là xử lý những thông số cơ bản, nhưng vấn đề là làm sao phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo về môi trường đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế. Hơn nữa, phải đưa ra giá thành phù hợp, chứ đầu tư chỉ 5 tỷ đồng mua tàu mà phải chi thêm 1 tỷ đồng cho thiết bị xử lý nước thì không đảm bảo hài hòa”, ông Ngô Mạnh Đạt nói.

Đại diện Chi hội Tàu du lịch Hạ Long, ông Bùi Công Hoan cho rằng các chủ tàu không ai không nhận thức được về vấn đề môi trường và họ đều ủng hộ. Tuy nhiên mong muốn của họ là tỉnh Quảng Ninh xem xét áp dụng quy chuẩn đối với những phương tiện đóng mới thay thế sẽ áp dụng trang thiết bị mới theo quy chuẩn ngay từ đầu. Tuy nhiên, đối với những tàu gỗ cũ, nếu lắp đặt thiết bị xử lý nước thải sẽ rất cồng kềnh, thậm chí không thể lắp được.

“Hơn nữa giá thành thiết bị còn cao, nên các chủ tàu mong mỏi các nhà cung cấp có được giá thành hợp lý để có được tiếng nói chung giữa nhà cung cấp và chủ tàu”, ông Bùi Công Hoan kiến nghị.

Các chủ tàu mong muốn doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo những thiết bị xử lý nước gọn nhẹ, dễ lắp đặt.

Ông Nguyễn Công Hòa, Giám đốc BQL Vịnh Cát Bà, cũng cho rằng hiện nay chưa có chế tài cụ thể để bắt buộc các chủ tàu phải trang bị hệ thống xử lý nước thải, do đó ông Hòa bày tỏ mong muốn các nhà cung cấp chế tạo ra những sản phẩm gọn nhẹ, giá thành rẻ, qua đó khuyến khích các chủ tàu lắp đặt.

Không có công nghệ tốt nhất, chỉ có công nghệ phù hợp nhất

Theo thống kê, do thiếu hệ thống xử lý nước thải, mỗi ngày có khoảng 500m3 nước thải từ các tàu du lịch xả thẳng ra Vịnh Hạ Long. Ngoài ra, Di sản Thiên nhiên thế giới mỗi ngày phải hứng chịu 15.500 m3 nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, 80% lượng nước thải này chưa qua xử lý.

Để giải quyết bài toán trên, các doanh nghiệp đã giới thiệu những công nghệ xử lý nước thải được cho là tiên tiến nhất, tối ưu nhất. Theo ông Nguyễn Bồng - Nhóm nghiên cứu về xử lý nước thải, Công ty TNHH Hoa Đông – với khoảng 500 tàu du lịch đang hoạt động trên Vịnh Hạ Long, các tàu đều “không theo một quy chuẩn nào”.  

Ông Nguyễn Bồng cũng khẳng định đã thiết kế những module phù hợp cho tất cả các tàu gỗ hiện nay nên việc lắp đặt không ảnh hưởng đến kết cấu của tàu. Quá trình lắp đặt chỉ diễn ra trong 8 tiếng và tàu cũng không cần phải dừng hoạt động trong quá trình lắp đặt.

Tàu du lịch neo đậu tại cảng Tuần Châu, một trong ba bến tàu du lịch tại Hạ Long.

Trong khi đó, ông Vũ Tiến Anh – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ xử lý nước TA - Công nghệ xử lý MET (Mechanical Energy Technologies – Công nghệ Năng lượng cơ hoc) do TA cung cấp không sử dụng điện năng, không sử dụng vi sinh, không sử dụng hóa chất, và không chi phí vận hành, phù hợp với các hộ kinh doanh nhỏ không có điều kiện vận hành các công nghệ phức tạp.

Mặc dù các doanh nghiệp giới thiệu nhiều công nghệ và đều khẳng định công nghệ của mình là “hàng đầu”, là “tốt nhất”. Tuy nhiên, ông Trần Thanh Sơn - Nhóm nghiên cứu R&D, Đại học Xây dựng - cho rằng không có công nghệ nào là tốt nhất, chỉ có công nghệ phù hợp nhất hay không mà thôi.

Trong khi đó, ông Vũ Quốc Hưng, đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, các thiết bị này đều phải đăng kiểm và kiểm tra trong quá trình chế tạo, sau đó mới được phép lắp đặt trên tàu.

Trần Huệ
Từ khóa: Vịnh Hạ Long Nước thải trên Vịnh Hạ Long Ban quản lý Vịnh Hạ Long Vịnh Cát Bà USAID IUCN Xử lý nước thải Công nghệ xử lý nước thải Tàu du lịch

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Ngân hàng có buộc phải xóa nợ?

Vụ việc khách hàng của Eximbank là anh P.H.A nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng thành 8,8 tỷ đồng vẫn chưa ngã ngũ. Nếu 2 bên không có tiếng nói chung, một bên không trả nợ, một bên không sửa trên hệ thống thì khoản nợ mãi treo lơ lửng.

Nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Cần biết để không 'lụt nợ' vì thẻ

Vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị biến thành món nợ 8,8 tỷ gây nhiều tranh cãi. Nợ xấu để lại hệ luỵ cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng cần lưu ý gì để không phải rơi vào tình huống bị đòi những khoản nợ không tin nổi?

Sự thật vụ 'quên' trả nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu, sau 11 năm thành 8,8 tỷ

Vụ việc xảy ra ở Quảng Ninh đang gây 'sốc'. Khách hàng vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm. Đến nay, cả gốc lẫn lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Agribank nỗ lực truyền thông giáo dục tài chính cho học sinh, sinh viên

Agribank phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tổ chức nhiều chương trình giáo dục tài chính, đặc biệt cho học sinh, sinh viên để hiểu biết đúng và đầy đủ về các vấn đề tài chính ngân hàng trong bối cảnh xã hội phát triển và chuyển đổi số.