Báo chí vẫn được đăng hình ảnh nghi can, nếu phục vụ lợi ích công

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng, báo chí vẫn được đăng tin, hình ảnh nghi an trong trường hợp “nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng”.

LTS: Ngày 4/11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã trình bày Tờ trình về dự án Luật báo chí (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Dự thảo Luật báo chí sửa đổi lần này đã được bổ sung rất nhiều những điểm mới, tiến bộ, và phù hợp với thực tiễn phát triển của thời đại. Một trong những điểm mới, được chú trọng là những nội dung bị cấm đã trở nên cụ thể hơn rất nhiều, thể hiện tính nhân văn, ví dụ như: Cấm thông tin về thân nhân và các mối quan hệ của cá nhân trong các vụ án, vụ việc tiêu cực khi chưa có căn cứ cho rằng những thân nhân và các mối quan hệ đó liên quan đến vụ án, vụ việc tiêu cực hoặc chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, làm ảnh hưởng xấu đến đời tư của công dân, cấm đưa tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em....

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, Báo điện tử Infonet sẽ có loạt bài giới thiệu, phân tích những điểm mới, tiến bộ của Luật báo chí sửa đổi lần này. 

Tại dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), điểm g, Khoản 1, Điều 10  ghi rõ,  hành vi sau bị cấm: đăng, phát ảnh hình ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện hợp pháp của người đó, trừ những trường hợp sử dụng ảnh buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, những người phạm tội đã bị tuyên án, hoặc nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đăng, phát hình ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó;

Báo chí có được đăng ảnh bị cáo, nghi can vụ án không? Câu hỏi này lại tiếp tục được bàn bạc nhiều khi Dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) đưa lên thành điều cấm.

Trao đổi với Infonet, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội) khẳng định nội dung cấm trong quy định Dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) là phù hợp với Hiến pháp 2013. Đồng thời, luật sư Cường cũng cho rằng, việc báo chí đăng ảnh bị cáo, nghi can trong các vụ án là hoàn toàn phù hợp với quy định cấm. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của Luật sư Đặng Văn Cường.

Báo chí vẫn được đăng hình ảnh nghi can, nếu phục vụ lợi ích công - ảnh 1

Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư Tp Hà Nội)

Thưa luật sư, mới đây, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), trong đó có nhiều quy định cấm. Vậy nhìn từ góc độ người nghiên cứu và thực hành pháp luật, theo luật sư cơ sở pháp lý của luật cấm đó là gì?

Luật sư Đặng Văn Cường: Các nội dung khác của Điều 10 Dự thảo Luật báo chí cũng phù hợp với các quy định của Hiến pháp và Bộ luật dân sự hiện hành.

Bởi, hành vi vi phạm các quy định trên xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì người xâm phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra phải cải chính, xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân. Những quy định đó là nhằm đảm bảo tính thống nhất của pháp luật, đảm bảo quyền bình đẳng, tự do, dân chủ của các chủ thể trước pháp luật.

Vậy  điều cấm quy định tại điểm g khoản 1, điều 10 Dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) về quyền hình ảnh của công dân có cơ sở pháp lý nào?

Luật sư Đặng Văn Cường:  Theo quan điểm cá nhân tôi thì quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 10 trong dự thảo Luật báo chí (sửa đổi) về những nghiêm cấm thông tin trên báo chí : “…g) Đăng, phát ảnh hình ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện hợp pháp của người đó, trừ những trường hợp sử dụng ảnh buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, những người phạm tội đã bị tuyên án, hoặc nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đăng, phát hình ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân đó;  là hoàn toàn hợp lý. Nội dung này xuất phát từ các quyền tự do cơ bản của công dân, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Cụ thể, việc cấm “Đăng, phát ảnh hình ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc người đại diện hợp pháp của người đó, trừ những trường hợp sử dụng ảnh buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, biểu diễn nghệ thuật, thể dục thể thao, những người có lệnh truy nã, những người phạm tội đã bị tuyên án, hoặc nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.” là xuất phát từ quyền nhân thân đã được Hiến pháp và Bộ luật Dân sự ghi nhận.

Hiến pháp năm 2013, tại Điều 21, quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”,

Như vậy, có thể nói, quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 10 là phù hợp và xuất phát từ Điều 21 Hiến pháp năm 2013. Nếu đọc kỹ tổng thể các quy định tại Điều 10 Dự thảo Luật báo chí sửa đổi thì có thể thấy các quy định tương đối hợp lý, logic và dễ hiểu, nó phù hợp với các quy định khác của pháp luật, đảm bảo thực thi các quyền tự do khác của công dân.

Theo luật sư, nên hiểu nội dung cấm về quyền hình ảnh trong điểm g khoản 1 điều 10, Luật Báo chí (sửa đổi) như thế nào?

Luật sư Đặng Văn Cường: Theo tôi, nên hiểu, về nguyên tắc thì trong các lợi ích thì lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể luôn được đặt cao hơn lợi ích cá nhân. Nếu việc thực hiện quyền tự do cá nhân (tự do về hình ảnh) mà xâm phạm, gây hại cho cộng đồng thì quyền tự do đó sẽ bị hạn chế. Vì lợi ích chung, vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội, đảm bảo an toàn xã hội thì quyền tự do cá nhân về đời tư, về hình ảnh sẽ bị giới hạn. Theo đó, việc đưa thông tin, hình ảnh về các đối tượng bị truy nã, đối tượng phạm tội (đã có bản án có hiệu lực pháp luật) trước công chúng là cần thiết để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung.

Mặc dù, theo nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự và quy định của Hiến pháp về quyền con người thì một người chỉ có tội khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án… Vì vậy, khi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử… nghi can đó chưa được coi là có tội. Không thể sử dụng hình ảnh, thông tin của họ với tính chất là chê bai, xúc phạm, miệt thị… nghi can, xâm phạm tới quyền tự do nhân thân của họ.

Tuy nhiên, điểm g, khoản 1, Điều 10 Luật báo chí (sửa đổi) cũng quy định được phép đăng tải thông tin, hình ảnh của nghi can trong trường hợp “nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng”.  Như vậy, nếu đăng tải hình ảnh với nội dung tốt đẹp, nhằm đảm bảo quyền lợi của xã hội, cộng đồng thì việc đăng tải hình ảnh này không vi phạm điều cấm của luật báo chí.

Mặt khác, nhìn tổng thể quy định tại Điều 10 Luật báo chí sửa đổi thì có thể thấy các nội dung cấm trong hoạt động báo chí là chủ yếu hướng tới mục đích, tư tưởng của bài đăng, nội dung đăng chứ không đơn thuần chỉ là quyền hình ảnh của cá nhân. Nếu đăng hình ảnh của người chưa bị kết án, không bị truy nã nhưng vì để đảm bảo, nhằm ngăn chặn hành vi phá hoại an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì việc đăng tải thông tin, hình ảnh này vẫn phù hợp với quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 10 Luật báo chí.

Luật sư có thể lấy ví dụ cụ thể về việc đăng ảnh, thông tin mà không bị giới hạn bởi điều cấm tại dự thảo Luật báo chí?

Luật sư Đặng Văn Cường: Có nhiều ví dụ trong thực tiễn về vấn đề này. Có thể thấy rõ, nếu hình ảnh đó đăng về vụ làm hàng giả bị bắt quả tang. Việc đăng hình ảnh này có giá trị cảnh báo, người dùng không mua phải hàng giả.

Hoặc, nhằm giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật, cảnh báo về một loại tội phạm nào đó, để người dân cảnh giác, không mắc lừa hoặc không vi phạm. Việc báo chí đăng hình ảnh, thông tin là hoàn toàn vì lợi ích công. Do đó, nếu theo lập luận câu chữ trong dự thảo luật thì hoàn có cơ sở.

Theo luật sư, nếu được thông qua, cần có hướng dẫn thế nào để có cách hiểu chuẩn xác về điều luật này , hay không?

Luật sư Đặng Văn Cường: Khi luật được thông qua, nội dung Điều 10 Luật báo chí cũng có thể có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, chi tiết hơn để đảm bảo việc áp dụng thống nhất, để thuận lợi cho các nhà báo, phóng viên khi hành nghề. Tránh việc quy định chung chung hoặc có những cách hiểu sai lệch quy định này để quy chụp, trù dập nhà báo, phóng viên khi họ đưa các thông tin để đấu tranh với những hiện tượng xấu, để phản biện xã hội, phản ánh những tiêu cực xã hội, nhằm mục đích tốt cho cộng đồng.

Xin cảm ơn luật sư

Hồng Chuyên (thực hiện)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !