Báo Campuchia phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Tờ “Tia sáng Campuchia” (Rasmei Kampuchea Daily), nhật báo tiếng Khmer lớn nhất ở Campuchia hiện nay, số ra ngày 21/12 đã đăng bài phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên trang nhất.

Nhân dịp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Campuchia trong hai ngày 23 và 24/12 theo lời mời của Quốc vương Norodom Sihamoni, tờ “Tia sáng Campuchia” (Rasmei Kampuchea Daily), nhật báo tiếng Khmer lớn nhất ở Campuchia hiện nay, số ra ngày 21/12 đã đăng bài phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trên trang nhất do Tổng biên tập Pen Samitthy  thực hiện. Nội dung chính như sau:

Báo Campuchia phỏng vấn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - ảnh 1

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Hỏi:  Thưa Ngài Chủ tịch kính mến, xin ngài cho biết mục đích và ý nghĩa của chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Campuchia lần này?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Tiếp tục các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai nước, đặc biệt là chuyến thăm cấp nhà nước chính thức tới Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni vào tháng 9/2012, chuyến thăm lần này của tôi nhằm đáp ứng tình cảm của Quốc vương Sihamoni trong việc củng cố mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa cấp lãnh đạo Việt Nam với Quốc vương Norodom Xihamoni và các lãnh đạo khác của Campuchia, nhằm góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân hai nước chúng ta.

Qua chuyến thăm này, tôi xin nhấn mạnh chính sách của Đảng và nhân dân Việt Nam đối với Campuchia là tiếp tục tôn trọng sự phát triển quan hệ hữu nghị và sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực với Campuchia theo tinh thần mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí là “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Hỏi: Xin ngài Chủ tịch đánh giá quan hệ Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua và hiện nay?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng, cùng uống chung nước sông Mê Công và cùng nằm trên cửa ngõ của bán đảo Đông Dương để đi ra biển lớn. Sự gần gũi về mặt địa lý, cùng với sự đổi thay của lịch sử đã gắn liền nhân dân hai nước chúng ta, làm cho tình cảm láng giềng ngày càng sâu sắc. Lịch sử đã ghi nhận mọi khó khăn mà nhân dân hai nước chúng ta đã cùng vượt qua và luôn luôn hy sinh xương máu cho nhau vì độc lập dân tộc và tự do của mỗi nước. Truyền thống rất tốt đẹp này là niềm tự hào vô giá mà tất cả chúng ta cùng nhau đã và sẽ góp phần gìn giữ, truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Ngày nay, với sự quan tâm của lãnh đạo hai nước, mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”.

Mối quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao giữa hai nước từng bước ngày càng sâu sắc dựa trên cơ sở tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Hoạt động trao đổi đoàn cấp cao của hai nước được duy trì thường xuyên, có nội dung với nhiều hình thức, đưa đến những thành tựu cụ thể.

Trong thời gian qua, hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao như chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đến Việt Nam của Quốc vương Norodom Sihamoni (tháng 9/2012); chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin (Hêng Xom-rin); chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen (Hun Xen); chuyến thăm chính thức cấp nhà nước Vương quốc Campuchia của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 12/2011); chuyến thăm làm việc tại Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (tháng 1/2014). Trong tất cả các chuyến thăm này, lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Campuchia đã bày tỏ sự quan tâm làm sâu sắc hơn nữa và thúc đẩy quan hệ hữu nghị và sự hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa hai nước lên một tầm cao mới.

Một số cơ chế giữa hai nước như Ủy ban chung về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, các cuộc họp về sự hợp tác và phát triển của các tỉnh có chung đường biên giới, các cuộc họp thúc đẩy đầu tư… được duy trì thường xuyên, góp phần kiểm tra theo thời gian, quy định sự thực hiện thỏa thuận hai bên. Đồng thời, sự hợp tác giữa các tỉnh, đặc biệt của các tỉnh giáp biên giới đã được thúc đẩy một cách có hiệu quả. Về công tác biên giới, hai bên mong muốn sớm kết thúc việc phân giới và xây dựng cột mốc biên giới trên bộ nhằm xây dựng đường biên giới giữa hai nước thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư là một lĩnh vực đã nhận được sự ưu tiên hàng đầu trong hợp tác giữa hai nước. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại trong nền kinh tế của hai nước thể hiện qua quy mô trao đổi thương mại giữa hai nước tiếp tục gia tăng trong những năm vừa qua: từ 1,8 tỷ USD năm 2010 lên 3,34 tỷ USD năm 2013. Hai nước đang cố gắng thúc đẩy quy mô trao đổi thương mại lên mức 5 tỷ USD trong năm 2015. Trên lĩnh vực đầu tư, đến nay các công ty Việt Nam đã được cấp phép đầu tư cho 128 dự án với tổng số vốn đầu tư 3,36 tỷ USD, hầu hết thuộc lĩnh vực quan trọng theo chương trình phát triển của Campuchia.

Hợp tác trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng đã nhận được sự quan tâm cao. Hàng năm Bộ Quốc phòng hai nước và Bộ Công an/Nội vụ thường xuyên trao đổi các đoàn cấp cao với những nội dung và hiệu quả thực hiện cao. Cần nhần mạnh rằng quân đội và nhân dân hai nước tiếp tục cùng hợp tác trong việc tìm kiếm, cất bốc và đưa về nước hài cốt các chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh ở Campuchia trong chiến tranh. Chúng ta có thể nói rằng việc hợp tác giữa các lực lượng vũ trang Việt Nam và Campuchia đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mỗi nước và cuộc sống bình yên của nhân dân hai nước.

Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa cũng đã không ngừng được củng cố, đổi mới cả về nội dung và biện pháp thực hiện.

Hàng năm, chính phủ hai nước đã trao hàng trăm suất học bổng dài hạn và ngắn hạn cho học sinh, sinh viên, quan chức ở các cơ quan, ban ngành, cơ sở của cả hai nước. Trên lĩnh vực y tế, Việt Nam hoạt động với nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức nhiều đoàn cán bộ y tế đến khám bệnh và phát thuốc cho người bệnh ở Campuchia không thu phí, đặc biệt là ở các tỉnh giáp biên giới với Việt Nam. Việt Nam cũng đưa ra chính sách cho người dân Campuchia khi đến khám và chữa bệnh ở Việt Nam theo giá như đối với người dân Việt Nam. Các hoạt động trao đổi văn hóa, mối quan hệ ứng xử giữa người dân với người dân, liên kết xã hội dân sự ngày càng nở rộ, sinh động trở thành “cầu nối tinh thần” gắn bó quan hệ tình cảm và sự thông cảm lẫn nhau giữa Việt Nam và Campuchia.

Việc trao đổi, quan hệ ứng xử giữa người dân với người dân phải được thúc đẩy một cách mạnh mẽ. Hai bên duy trì việc trao đổi đoàn của mặt trận, hội hữu nghị và thanh niên.

Đồng thời với sự hợp tác song phương, hợp tác trong các cơ chế đa phương cũng đã được thúc đẩy như hợp tác ba nước trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), hợp tác bốn bên Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeywady-Chao Praya - Mê Công (ACMECs) và hợp tác tiểu vùng sông Mê Công (GMS)…

Hỏi: Vậy Ngài Chủ tịch có quan điểm như thế nào đối với quan hệ hợp tác của Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Dựa trên cơ sở của mối quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa hai nước cùng với tiềm năng và lợi thế của mỗi nước, tôi cho rằng Việt Nam và Campuchia có nhiều cơ hội to lớn để quan hệ song phương ngày càng phát triển tốt đẹp và hiệu quả. Mặt khác, việc đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế và trọng trách chung của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung và hợp tác thường xuyên của cả hai nước.

Trong thời gian tới, tôi mong muốn hai bên tiếp tục trao đổi các đoàn cấp cao, gặp gỡ giữa lãnh đạo cấp cao cũng như ở cấp bộ, ngành và cơ sở nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau. Hai nước cũng cần hợp tác, tạo điều kiện dễ dàng, hợp tác với nhau, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt một số lĩnh vực như du lịch, viễn thông, ngân hàng, dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp. Hai nước cố gắng thúc đẩy quy mô trao đổi thương mại lên 5 tỷ USD trong năm 2015 như đã thống nhất. Sự hợp tác trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa cũng cần phải được quan tâm. Việt Nam sẽ cấp nhiều suất học bổng cho sinh viên đại học và sau đại học của Campuchia sang học tập ở Việt Nam.

Cả hai nước thường tuyên truyền, giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ để họ hiểu sâu về quan hệ truyền thống rất tốt đẹp giữa hai nước đã được xây dựng bằng xương máu của nhiều thế hệ và đó là tài sản vô giá cần phải cùng nhau giữ gìn và phát triển. Công tác cắm mốc biên giới trên bộ phải được thực hiện để xây dựng đường biên giới thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trên trường quốc tế và khu vực, cả hai nước phải củng cố sự hợp tác gần gũi và sự ủng hộ lẫn nhau như hợp tác ba nước trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeywady - Chao Praya - Mê Công (ACMECs), hợp tác tiểu vùng sông Mê Công (GMS), ASEAN và hợp tác Á-Âu (ASEM) và Liên hợp quốc…

Do có tuyên bố của hai bên cùng với quan hệ đoàn kết gần gũi của nhân dân hai nước, tất cả chúng ta có thể tin tưởng một cách chắc chắn rằng quan hệ hữu nghị, hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và Campuchia sẽ nhận được động lực thúc đẩy mới, có bước tiến mới mạnh mẽ và phục vụ có hiệu quả đối với sự phát triển của mỗi nước

B.T

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !