Bán nhà Hà Nội, cô gái trẻ tiết lộ điều quan trọng ai cũng phải biết trước khi quyết 'bỏ phố về biển'

Sau xu hướng bỏ phố về quê, nhiều người lại có mơ ước bỏ phố về biển. Song, để thực hiện điều này không dễ. Ngoài có tiền, còn phải phù hợp với công việc và có sự đồng thuận của cả gia đình.

Sau 10 năm ở Hà Nội, chị Nguyễn Mai Hương đã quyết định bán căn hộ chung cư để đưa cả gia đình rời phố về với vùng biển ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa) sinh sống.

{keywords}
Chị Nguyễn Mai Hương đã quyết định bán nhà Hà Nội để về biển sinh sống sau 3 năm sống trải nghiệm.

Rời phố về biển sau 3 năm trải nghiệm

Chia sẻ với PV Infonet, chị Hương chia sẻ, do đặc thù công việc nên chị phải đi công tác ở Cam Ranh khá nhiều, mỗi năm bay đến cả trăm chuyến giữa Hà Nội – Cam Ranh.

Ban đầu khi mới đến, vì ở ít ngày nên cảm thấy cái nắng ở Cam Ranh khó chịu, nhưng ở lâu hơn 1-2 tháng trở đi chị lại thấy khí hậu nơi đây rất dễ chịu. Nhiệt độ Cam Ranh quanh năm 28-32 độ C, không quá nóng hay quá lạnh và đặc biệt con người ở Cam Ranh rất dễ mến... và chị Hương đã quyết định đưa chồng con theo trong những chuyến công tác của mình.

60% những chuyến công tác từ Hà Nội vào Cam Ranh của chị Hương đều đưa cậu con trai bé nhỏ đi cùng và 30% chuyến công tác rủ ông xã đi để cùng trải nghiệm, để xem mọi người có thích, có phù hợp hay không.

“Khí hậu dễ chịu, cậu con trai ở Hà Nội hay ốm vặt, sổ mũi, ho... nhưng cứ về biển là con lại khỏi hẳn; rồi dịch bệnh xảy ra liên tiếp; cộng với việc có người thân quen ở Cam Ranh... đã thôi thúc tôi quyết định chuyển về biển sinh sống sau 3 năm đi lại trải nghiệm”, chị Hương nói.

Đầu năm 2020, gia đình chị Hương đã vào Cam Ranh mua đất, xây nhà và sinh sống cho đến nay được hơn một năm.

Chị Hương cho hay, chi tiêu ở miền biển không đắt đỏ như ở thành phố. Nếu ở Hà Nội, mỗi tháng chi phí thấp nhất của cả hai vợ chồng phải trên 20 triệu đồng thì khi về biển chỉ cần khoảng 10 triệu đồng đã rất thoải mái.

“Nhà gần biển nên cứ thích là ra biển tắm, đi dọc bờ biển tham quan, uống cafe... chi phí cuộc sống biển rẻ hơn nhiều so với ở thành phố...”, chị Hương chia sẻ.

Có 3 tỷ đồng mới nên tính chuyện rời phố về biển

{keywords}
Hơn một năm qua rời phố về biển sinh sống, chưa bao giờ chị Hương cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình mà cảm thấy rất hài lòng.

Vậy, cần có bao nhiêu tiền sẽ thực hiện việc bỏ phố về biển? Chị Hương cho rằng, cần phải có khoảng 3 tỷ đồng thì hãy tính đến chuyện rời phố về biển.

“Tôi bán căn hộ chung cư ở Hà Nội được 2,5 tỷ đồng, cầm số tiền đó vào Cam Ranh tôi mua miếng đất 100m2, cách biển 2-3km hết khoảng 1,5 tỷ đồng và xây căn nhà 2,5 tầng hết 1 tỷ đồng. Vậy coi như đổi căn chung cư ở Hà Nội sang căn nhà đất 2,5 tầng, diện tích 100m2 ở gần biển”, chị Hương cho hay.

Xong việc nhà cửa, chị Hương cho rằng cần có thêm 500 triệu đến 1 tỷ đồng tiền tiết kiệm để dự trù kinh phí trong trường hợp thời gian đầu chưa có công việc thì vẫn có tiền để trang trải cuộc sống, con cái học hành.

Và nếu chỉ có 1,5-2 tỷ đồng mà đã nghĩ đến chuyện bỏ phố về biển thì buộc phải có công việc, có thu nhập hàng tháng mới có thể sống ở biển.

Rời phố về biển, ngoài có tài chính, chị Hương cho rằng, còn phải phù hợp với gia đình, công việc; thậm chí phải đánh đổi nhiều thứ bởi chuyển nơi ở không đơn giản như chúng ta nghỉ việc mà nó liên quan đến lối sống, kéo theo cả gia đình, chồng con có đồng thuận hay không.

“Đơn giản như về biển, con cái chỉ có thể học ở trường công chứ không có nhiều lựa chọn như ở Hà Nội. Đặc thù công việc cũng rất quan trọng, nếu làm công chức, viên chức thì khó có thể thay đổi, nhưng vợ chồng mình đều làm kinh doanh nên có thể làm online, chấp nhận đi lại giữa Hà Nội – Cam Ranh...”, chị Hương chia sẻ thêm.

Kinh nghiệm chọn đất 

Chị Hương cho rằng, mỗi người sẽ có duyên với một vùng đất, chị đã đến nhiều vùng biển khác, đã từng mua phải miếng đất dính quy hoạch, hay mua phải khu đất mà chỉ một tháng sau quay lại đúng mùa mưa nước ngập trắng băng không biết mảnh đất của mình nằm ở đâu nữa... Từ đó, chị rút ra được nhiều kinh nghiệm mua đất.

Về lý thuyết, chị Hương lưu ý phải chú ý 3 nguyên tắc. Thứ nhất, mua đất phải chuẩn pháp lý, có sổ đỏ rõ ràng. Thứ hai, cần kiểm tra đất có dính quy hoạch hay không từ địa chính địa phương.

Đặc biệt, điều thứ ba cần ‘khắc cốt ghi tâm’ đó là khi ‘chốt’ mua mảnh đất nào thì cần phải nhờ địa chính đến đo đạc lại diện tích đất thực tế. Lý do, trước đây đo đạc thủ công, còn bây giờ cập nhật hệ tọa độ mới nên diện tích đất thực tế có thể có sự thay đổi so với con số trên sổ đỏ.

Ngoài ra, từ thực tế của bản thân, chị Hương cho rằng, trước khi quyết định mua đất nên thuê nhà ở khu đất muốn mua để ở trải nghiệm một thời gian tìm hiểu mọi thứ. Đơn giản như xem hàng xóm sinh sống thế nào, khu vực đó mưa bão có ngập nước hay không, giao thông có thuận tiện hay không, an ninh thế nào...

Hơn một năm qua rời phố về biển sinh sống, chưa bao giờ chị Hương cảm thấy hối tiếc về quyết định của mình mà cảm thấy rất hài lòng.

“Bỏ phố về biển là xu hướng tốt khi về với khu dân cư không quá đông đúc, khí hậu trong lành hơn.... nhưng quan trọng phải phù hợp với bản thân, gia đình, công việc và phải có tài chính thì mới nên quyết định chuyển đổi”, chị Hương nói.

Minh Thư

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nên ‘đổ’ tiền vào ven biển hay ven đô?

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, nên ‘đổ’ tiền vào ven biển hay ven đô?

Trước tác động của đại dịch, gần đây, xu hướng đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng dịch chuyển về ven đô tại các thành phố lớn ngày càng nhiều thay vì chỉ xuất hiện tại ven biển như trước đây. 

Gửi tiền tiết kiệm ngân hàng thế nào để có lợi nhất?

Với người gửi tiền tiết kiệm, một số tiêu chí thường được lựa chọn hàng đầu là ngân hàng uy tín, có lãi suất cao,…

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7: Nhóm Big4 giảm mạnh, gửi tiền ở đâu lãi cao?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 21/7, nhóm 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (Big4) đồng loạt giảm mạnh lãi suất. Thị trường vẫn còn một số ngân hàng thương mại có mức lãi suất cao ở một số kỳ hạn.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7: 22 ngân hàng đã giảm, gửi tiền ở đâu lời nhất?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 20/7, thị trường ghi nhận 22 nhà băng giảm lãi suất huy động từ đầu tháng 7. Gửi tiền ở ngân hàng nào lãi tốt nhất?

Ngân hàng đã tích cực giảm lãi, sao lãi suất vẫn chưa về kỳ vọng 8%?

Nhiều ngân hàng khẳng định đã giảm lợi nhuận hàng nghìn tỷ để đưa lãi suất xuống thấp hơn, song doanh nghiệp vẫn phản ánh lãi suất cho vay cao, thực tế có giảm nhưng mức giảm nhỏ giọt, chưa như kỳ vọng.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7: Lãi suất cao nhất 11% ai mới được hưởng?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/7, một nhà băng đưa ra lãi suất lên đến 11%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng, áp dụng cho tiền gửi mở mới đạt tối thiểu 2.000 tỷ đồng.

Dòng tiền quá khỏe, chứng khoán một tuần bùng nổ

Thị trường chứng khoán có một tuần khởi sắc trong bối cảnh giới đầu tư đón nhận thông tin tích cực từ quốc tế, trong khi dòng tiền trong nước quá khỏe và các chính sách kích thích kinh tế đang được đẩy mạnh.

Phó Thống đốc: Lãi suất sẽ còn giảm tiếp

Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Hơn 50% vốn sang tay chỉ một phiên và cú 'đổi chủ tỷ đô' đình đám

Chỉ trong một phiên, nửa số cổ phần của ngân hàng/doanh nghiệp được chuyển nhượng. Giao dịch lớn thường đi kèm với biến động cổ đông và ban lãnh đạo cấp cao.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7: Gửi tiền ngân hàng nào lãi trên 8%?

Lãi suất ngân hàng hôm nay 14/7, thị trường ghi nhận vẫn còn một ngân hàng có mức lãi suất tiền gửi trên 8%/năm.

FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình báo lãi lớn

Trong quý II, doanh thu Công ty FPT của Chủ tịch Trương Gia Bình tăng trưởng 21,9%. Doanh thu chuyển đổi số tăng trưởng 40% so với cùng kỳ.