Bắc Ninh: Cận cảnh phiên chợ Âm - Dương họp lúc nửa đêm, có thể mua bán bằng... tiền âm phủ
Chợ không phải là nơi mua may bán rủi như nhiều chợ nơi khác, do các mặt hàng ở đây chỉ đơn thuần là tiền vàng mã...mọi thứ diễn ra dưới cái ánh sáng le lói của nến và đèn dầu.
Tết xuân Nhâm Dần 2022, phiên chợ âm dương làng Ó, nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh đã được khôi phục lại.
Đây là phiên chợ đã thất truyền từ hàng ngàn năm, Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) thì gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về tìm kiếm người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.
Phiên chợ Âm Dương là nơi kết nối giữa 2 cõi gặp nhau vào mùng 4, mùng 5 tháng Giêng hằng năm. Sau các hoạt động gặp gỡ, mua bán giữa hai thế giới âm dương là phần giao duyên của thế giới người trần bằng hình thức hát quan học độc đáo của quê hương kinh bắc.
Điều độc đáo của phiên chợ là người mua không ai mặc cả, người bán không đếm lại tiền người mua trả, theo nhiều thông tin kể lại thì người mua có thể dùng cả tiền của người cõi âm để thanh toán.
Chợ không phải là nơi mua may bán rủi như nhiều chợ nơi khác, do các mặt hàng ở đây chỉ đơn thuần là tiền vàng mã...mọi thứ diễn ra dưới cái ánh sáng le lói của nến và đèn dầu.
"Do là phiên chợ kết nối hai cõi âm dương, người đi đường cứ đi qua lại, không cần hỏi mà cứ thế đặt tiền rồi lấy đi món đồ mình cần. Bởi lẽ, các cụ xưa quan niệm rằng người dương thế không được giao tiếp hay nói chuyện với người âm", một người tham dự phiên chợ cho biết.
Tất cả người mua hàng không phải ồn ào hay vội vã trong việc mua may bán rủi như những phiên chợ ở các nơi khác.
Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử xem của cõi nào. Nếu đồng tiền đó nổi lên thì là tiền người âm còn chìm xuống là tiền của người dương. Sáng hôm sau, có người xem trong túi tiền của mình có khi là các vật dụng khác chứ không phải tiền.
Đa số người đến tham dự phiên chợ để tìm hiểu nét đặc sắc này của cha ông ta xưa. Có người đi chợ sẽ mang theo một con gà đen được chăm sóc cẩn thận trước đó để làm vật tế thần. Phiên chợ này không có lều quán nhưng trong các phiên chợ khác mà mặt hàng sẽ được bày bán là hàng mã, hương, nến, cau, trầu.
Hầu hết mọi người đi chợ đều vui vẻ, thoải mái, họ quan niệm rằng đó là dịp làm phúc, làm điều thiện với người đã khuất. Cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn và hoan hỉ hơn trong năm mới.
Đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian rất đặc trưng của người dân Kinh Bắc. Người dân nơi đây quan niệm rằng, có như vậy thì việc làm ăn hay mùa vụ năm đó mới được thuận lợi.
Theo kế hoạch, bắt đầu từ xuân Nhâm Dần này phiên chợ âm phủ làng Ó sẽ chính thức được khôi phục lại sau nhiều năm thất truyền. Đây cũng là dịp giúp các bạn trẻ hiểu hơn về lịch sử và văn hóa quê hương. Sau phiên chợ mọi người sẽ quây quần bên chén rượu đầu xuân và hòa vào những lời ca quan họ của các liền anh liền chị.
Hà Nội: Chiều mùng 5 Tết, dòng người du xuân dồn về khu trung tâm, Bờ Hồ đông nghẹt
Chiều mùng 5 Tết, dòng người mỗi lúc một đông đổ về Bờ Hồ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) du xuân. Theo ghi nhận mọi người đều đeo khẩu trang nhưng việc giữ khoảng cách thì không thể thực hiện.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị