Bạc Liêu chuyển dịch mạnh mẽ sang năng lượng sạch

Tỉnh Bạc Liêu chuyển dịch mạnh mẽ sang năng lượng sạch từ năm 2016, khi quyết định xin Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi quy hoạch 2 nhà máy nhiệt điện than có tổng công suất 1.200 MW.

Tỉnh Bạc Liêu xác định kinh tế chủ lực là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nâng cao hiệu quả sản xuất tôm và lúa gạo nên định hướng phát triển năng lượng sạch, đã mạnh dạn đề xuất và được Thủ tướng chấp thuận.

Hiện nay, tỉnh Bạc Liêu còn trình bổ sung thêm 2 dự án điện gió với tổng công suất 200 MW vào quy hoạch quốc gia. Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu cho biết, mục tiêu phấn đấu của tỉnh, tổng quy mô công suất các nguồn điện 8.690,6 MW; trong đó điện gió là 7.160,6 MW, điện mặt trời 1.500 MW, điện sinh khối 30 MW.

Đặc biệt, Bạc Liêu đã mời gọi, thu hút được Dự án Nhà máy điện LNG Bạc Liêu 3.200 MW, tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD đã được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch. Dự án này tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và nhà đầu tư đang khẩn trương triển khai các thủ tục liên quan, phấn đấu khởi công đầu năm 2021, vận hành tổ máy đầu tiên 750 MW vào năm 2024 và hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2027.

{keywords}
 

Khi các dự án điện hoàn thành, Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh “là tiền đề vững chắc để Bạc Liêu trở thành trung tâm về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch quốc gia”.

Từ năm 2015, tỉnh Bạc Liêu đã được biết đến với Nhà máy Điện gió ở bãi biển xã Vĩnh Trạch Đông (TP Bạc Liêu). Dự án do Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Du lịch Công lý đầu tư, quy mô 62 trụ turbine gió, công suất 99,2 MW, tổng mức đầu tư 5.217 tỷ đồng.

Dự án khởi công xây dựng ngày 9/9/2010 chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hoàn thành 10 turbine và phát điện hòa lưới quốc gia tháng 5/2013. Giai đoạn 2 hoàn thành 52 turbine, phát điện hòa lưới quốc gia tháng 12/2015. Hiện nay, đây là dự án điện gió lớn nhất nước ta và là dự án điện gió đầu tiên ở Đông Nam Á được xây dựng trên thềm lục địa.

Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu cho biết, từ khi phát điện đến nay Nhà máy Điện gió Bạc Liêu hoạt động ổn định, tổng lượng điện phát lên lưới tính đến cuối năm 2020 đạt trên 1,1 tỷ kWh. Bên cạnh, có 9 dự án điện gió khác với tổng công suất 562 MW đang tổ chức triển khai và sẽ lần lượt được hoàn thành trước tháng 11/2021.

Hiền Anh

Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng

Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.

Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất

Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.

Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng

Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020

Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.

Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng

Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.

Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái

Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.

Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà

Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.

Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”

Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.

10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng

Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.

Đang cập nhật dữ liệu !