Apple lên tiếng phản đối "dự luật mã hóa" của Úc vì ảnh hưởng đến an toàn dữ liệu cho người dùng
Tháng 8 vừa qua, Chính phủ Úc đã lên tiếng về việc sẽ cho ra dự luật có tên gọi "Tiếp cận và hỗ trợ Bill", yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Facebook và WhatsApp phải giúp các cơ quan liên bang để cho phép truy cập vào các thông tin được mã hóa như tin nhắn, đề phòng các nhóm khủng bố và tội phạm sử dụng cách thức này để tránh bị phát hiện.
Vừa qua Apple đã lên tiếng khẳng định rằng mình đã cho ra mắt hệ thống mã hóa mạnh nhất và là "công cụ tốt nhất để bảo về dữ liệu cho người dùng".
Thậm chí nhà sản xuất iPhone trình lá thư dài 7 trang tới Chính phủ Úc, nói rằng dự luật mới là một "mối nguy hiểm mơ hồ", đe dọa đến sự an toàn và riêng tư đến hàng triệu người tiêu dùng không chỉ ở Úc mà còn trên toàn thế giới. "Sẽ là sai lầm khi làm suy yếu an ninh cho hàng triệu khách hàng tuân thủ luật pháp, chỉ để điều tra một số ít người có tiềm năng gây ra mối đe dọa":
Apple Letter to Australian ... by on Scribd
Luật "Tiếp cận và hỗ trợ Bill" đặt ra 3 mức hỗ trợ kêu gọi các công ty công nghệ cung cấp thông tin cho cảnh sát và các cơ quan an ninh quốc gia. Bắt đầu từ sự "hỗ trợ tự nguyện" từ các công ty công nghệ, đến việc "xây dựng một kĩ thuật hay công cụ mới" trong phần cứng hoặc mềm để cho phép truy cập thông tin liên lạc đã được mã hóa. Mức độ cuối cùng Chính phủ khẳng định là sẽ "không có backdoor" nào được xây dựng để vượt qua mọi cách thức mã hóa.
Tại sao Apple lại gọi dự luật của Úc là "mối nguy hiểm mơ hồ"?
Nếu như Chính phủ Úc coi dự luật "Tiếp cận và hỗ trợ Bill" là hành động thực thi pháp luật thì với Apple đây là một định nghĩa quá rộng và "mơ hồ". Bởi nó sẽ tạo ra một sức mạnh "chưa từng thấy" và nếu không có sự giám sát tư pháp thích hợp, có thể ngăn chặn quá trình mã hóa cũng như trở thành hình thức nghe lén "khách hàng của mình" trong thời gian thực.
Apple cho biết luật mới đang được đề xuất của Úc có thể khiến công ty vi phạm pháp lý của các khu vực khác như Mỹ và Châu Âu trong việc xâm phạm quyền riêng tư của người dùng trên toàn thế giới. Trong thư gửi đến Quốc hội Úc, Apple có viết:
"Một số người cho rằng...việc cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu đã được mã hóa hay không được tạo chỉ để các cơ quan dữ liệu đảm bảo sự an toàn cho cộng đồng. Nhưng đó là một tiền đề sai lầm, bởi mã hóa chỉ đơn giản là một phép toán. Bất cứ quá trình nào làm suy yếu mô hình toán học trong việc bảo vệ dữ liệu người dùng cũng sẽ ảnh hưởng đến cả một hệ thống rộng lớn. Sẽ là sai lầm khi làm suy yếu an ninh cho hàng triệu khách hàng tuân thủ luật pháp chỉ để điều tra một số ít người đặt có tiềm năng tạo ra mối đe dọa."
Đây không phải là lần đầu tiên Apple "cứng đầu" trong việc bảo vệ khách hàng của mình khỏi những nỗ lực mở khóa thiết bị cũng như các dữ liệu mã hóa. Năm 2016, CEO Tim Cook đã từng từ chối FBI trong việc phối hợp để phá vỡ mã hóa nhằm mở khóa iPhone - được sở hữu bởi một kẻ tình nghi trong vụ nổ súng.
Điều đó cho thấy cho dù đó là một chiếc iPhone ở Mỹ hay bất cứ một thiết bị nào ở Úc, thông điệp của Apple vẫn luôn rõ ràng: sẽ không bao giờ là suy yếu nền tảng của mình để bất cứ "người tiêu dùng nào có thể gặp rủi ro".